Những ông chồng "2 mặt" - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Xung quanh tôi không thiếu những người cha, người chồng "2 mặt", tốt đẹp dâng hết cho bên ngoài, về nhà là xả ra thô lỗ cục cằn.

Ba tôi là người hào phóng, chịu chơi, nhưng đó là với người ngoài, với những chiến hữu bên bàn nhậu của ông. Những lần ông kéo bạn bè về nhà nhậu, chúng tôi nghe mọi người tung hô ông như "đại ca". Là do ông hay giành phần chi trả trong các cuộc nhậu ngoài quán xá.
Ra ngoài ông hảo hán như vậy, nhưng ở nhà, ngoài số tiền ít ỏi đưa mẹ tôi mỗi tháng, ông chẳng bao giờ mua sắm cho vợ con thứ gì. Mẹ tôi nhờ ông đi mua vài quả trứng, ông cũng hối bà đưa tiền. Con cái nhờ ông ghé đổ xăng dùm cho chiếc xe máy, ông đòi tiền đổ xăng bằng được.
Ba tôi không phải là người duy nhất bao nhiêu tốt đẹp mang hết ra ngoài. Chị Hạnh hàng xóm của tôi cũng chịu đựng một ông chồng như thế.
Chồng chị là giám đốc kinh doanh vùng miền của một công ty lớn nên anh nói năng bặt thiệp, ăn vận chỉn chu. Vậy mà ít khi hàng xóm thấy chị Hạnh vui vẻ tự hào khi có chồng thành đạt, quảng giao. Mọi người chỉ vỡ lẽ khi nghe chị Thanh, người sống sát vách của chị Hạnh kể lại đã nhiều lần nghe được những trận quát mắng vợ con của chồng chị Hạnh.

Chị Thanh nói chồng chị Hạnh lịch lãm với bên ngoài, vậy chứ ở nhà thì chì chiết vợ con bằng giọng điệu cay nghiệt rất khó nghe. Nhiều lần anh ta mắng vợ bằng lời lẽ thô lỗ, tục tằn vì những điều cỏn con không đáng. Thế nhưng chị Hạnh ít khi phản kháng, vì sợ anh ta dùng bạo lực.
Tâm lý các bà vợ thường che giấu nết xấu của chồng vì "xấu chàng hổ ai", vì sợ người thân của mình biết sẽ buồn, vì sĩ diện... Nắm được cái "thóp" này, các ông chồng thường được nước làm tới.
Dường như khi ra khỏi cánh cửa gia đình, những người đàn ông ấy đã mang nhiều chiếc mặt nạ khác nhau để đối đãi với người ngoài: chiếc dành cho sếp, chiếc dành cho đồng nghiệp, chiếc dành cho khách hàng, đối tác, chiếc dành cho bạn bè, hay thậm chí tình nhân...
Khi về đến nhà, họ thản nhiên gỡ chiếc mặt nạ đẹp đẽ, để phô bày hết những tệ hại, xấu xa. Không biết tôi có chủ quan không khi nhận định: Đàn ông có xu hướng đem đẹp đẽ, bóng bẩy dành cho người ngoài; những gì thô lỗ, bỗ bã thì vợ con hốt trọn; trong khi đa số phụ nữ có khuynh hướng ngược lại: chỉ cúc cung tận tuỵ, xem chồng con là lẽ sống của đời mình, nên bao nhiêu tốt đẹp dồn cả cho gia đình.
Phải chăng với phụ nữ, người mình càng thương thì càng quan tâm và sợ họ buồn; trong khi với đàn ông thì ngược lại, do quá thân thuộc rồi nên đàn ông có tâm lý không cần gìn giữ, nâng niu?
Phụ nữ nên chăng cũng cần biết tính toán. Ai cũng chỉ có một đời để sống, đừng để đời mình hỏng, con cái cũng cả đời bất an...
Xem thêm: Má lo về già con dâu ngược đãi - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Đọc thêm
Chính những đứa trẻ con đáng yêu đã làm thức tỉnh lòng trắc ẩn của người lớn chúng ta...
Nhìn hai đứa nhỏ hớn hở thu dọn hành lý theo ba mẹ chúng lên thành phố, tôi chỉ biết nuốt nước mắt vào trong.
Khi không có tôi bên cạnh, mình vẫn phải chăm sóc bản thân, sống vui vẻ. Nếu mình cảm thấy cô đơn quá, thì có thể về ở với thằng cả. Vợ chồng nó sẽ thay tôi chăm sóc mình.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.