Nhắm mắt - Câu chuyện nhân văn đáng suy ngẫm
Thực sự là, khi thầy soát túi quần các em, thầy cũng NHẮM MẮT!

Sau nhiều năm về thăm trường cũ, chàng trai nhận ra thầy giáo dạy tiểu học của mình. Anh lại gần ông giáo già và nói:
- Con chào thầy, Thày có nhận ra con không? Con là học sinh của thầy đây.
- Ừ, thầy nhớ là dạy em hồi lớp ba. Bây giờ em làm gì rồi?
- Con cũng theo nghề giáo. Chính thầy có ảnh hưởng sâu sắc đến con, nên con cũng muốn đi dạy những em nhỏ.
- Vậy sao? Nhưng thầy không nhớ mình đã làm gì để em quyết định đi theo con đường này!
- Thầy thực sự không nhớ gì sao?
Và chàng trai bắt đầu kể về một ký ức khó phai trong đời cậu:
Có lần, một bạn học đến lớp đeo một chiếc đồng hồ rất đẹp được bố mẹ tặng. Bạn ấy tháo ra và đặt nó vào ngăn bàn. Con luôn mơ ước có một chiếc đồng hồ như thế. Con đã không kiềm chế được lòng tham và quyết định lấy trộm chiếc đồng hồ đó. Một lúc sau, bạn ấy đến chỗ thầy, vừa khóc và vừa than bị mất đồ. Thầy nhìn khắp cả lớp một lượt rồi nói: "Ai đã lấy chiếc đồng hồ của bạn, hãy mang trả cho bạn ấy".

Con rất sợ hãi, nhưng vì quá xấu hổ con đã không bỏ chiếc đồng hồ ra, và đã không nhận lỗi.
Thầy đi ra đóng cửa lớp lại và ra lệnh cho tất cả học sinh nam đứng úp mặt vào bờ tường. Thầy báo trước: "Thầy sẽ khám túi tất cả các em với một điều kiện: tất cả phải nhắm mắt lại". Chúng con nghe lời thầy, và con cảm thấy, đó chính là khoảnh khắc đáng xấu hổ nhất trong thời thơ ấu của mình.
Thầy đi từ đứa này đến đứa khác, sờ từ túi quần này sang túi quần khác. Khi rút chiếc đồng hồ ra khỏi túi quần của con, thầy vẫn tiếp tục đi đến đứa học trò cuối cùng. Sau đó, thầy nói: "Các em, tất cả đã xong. Các em có thể mở mắt ra và đi về bàn của mình". Thầy đưa trả lại chiếc đồng hồ cho bạn ấy và không bao giờ nói một lời về sự việc đó.
Ngày hôm đó, như vậy là thầy đã cứu vãn danh dự và tâm hồn con. Thầy đã không tố giác con là kẻ cắp, kẻ lừa dối, là đứa hèn nhác. Thầy cũng chưa bao giờ nói chuyện với con về sự việc đó. Mãi sau này, con mới hiểu tại sao? Bởi vì, thầy là người thầy chân chính, nên thầy không muốn làm hoen ố phẩm cách một đứa trẻ chưa trưởng thành. Bởi vậy, con đã quyết tâm trở thành thầy giáo như thầy để đền đáp ân huệ đó!
Cả hai cùng im lặng, bồi hồi nhớ lại chuyện xưa. Sau đó, thầy giáo trẻ hỏi:
- Chẳng lẽ hôm nay nhìn thấy con, thầy không nhớ gì đến chuyện đó ư?
Ông giáo già trả lời:
- Thực sự là, khi thầy soát túi quần các em, thầy cũng NHẮM MẮT!
Đọc thêm
Một người phụ nữ thanh lịch khoảng 40 tuổi dẫn con trai vào khuôn viên tòa nhà trụ sở một công ty nổi tiếng ở Thượng Hải. Họ chọn một chiếc ghế băng dài ngồi xuống và ăn nhẹ tại đó.
Ông bố kể câu chuyện về hai đứa bé trai, con ông và con của bạn.
Một người bạn từng nói với tôi rằng, niềm vui khi leo núi trước giờ không đến từ cảnh đẹp mà chỉ nhìn những người leo núi cũng đủ giúp anh ta viết được cả một cuốn sách.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.