Nam sợ ba gật đầu, nữ sợ đi sải bước - câu nói ẩn chứa đạo xử thế ở đời

“Nam sợ ba gật đầu, nữ sợ đi sải bước” là câu nói đơn giản nhưng lại ẩn chứa đạo xử thế ở đời mà cổ nhân truyền lại.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người xưa có câu “Nam sợ ba gật đầu, nữ sợ đi sải bước” đã thể hiện trí tuệ trong đối nhân xử thế, dù cho đến tận ngày nay câu nói này vẫn giữ nguyên giá trị. Và nếu có thể sớm minh bạch được đạo lý này, cuộc sống của bạn có thể giảm đi rất nhiều những quanh co không cần thiết. Vậy câu nói này có ý tứ gì?

Nam sợ ba gật đầu nghĩa là gì?

“Nam sợ ba gật đầu” ở đây không phải chỉ nói về ba cái gật đầu thông thường mà từ “ba” ở đây có ý rất lớn: Thân là người đàn ông, sợ nhất là chuyện gì cũng gật đầu. Hàm ý câu nói này của người xưa là chỉ những người đàn ông không có chính kiến, nhu nhược, mềm yếu.

Nam-so-ba-gat-dau-nu-so-di-sai-buoc-co-nghia-la-gi-2

Đàn ông từ xưa đến nay luôn là trụ cột của gia đình, gánh vác gia đình. Không chỉ phụ trách việc bên ngoài, kiếm tiền, chăm sóc gia đình mà còn là chỗ dựa tinh thần cho vợ con. Nếu người đàn ông không tốt, không có chủ kiến thì cuộc sống gia đình sẽ rất khốn đốn, khó mà giàu có, hạnh phúc được.

Làm người đàn ông ở đời, bất kể thế nào cũng phải có chủ kiến của mình. Thư Cư Vân, học giả triều Thanh từng nói “Người đàn ông mà không có chí khí thì làm việc gì cũng không thành”. Lưu Qua triều Nam Tống, khi nói về việc này cũng bày tỏ “Chí khí của người đàn ông có thể khiến cho biển cả được lấp đầy và di dời được núi”. Hay Dương Hùng thời Tây Hán cũng cho rằng “Đại trượng phu hiểu được lúc nào nên tiến thì tiến, lúc nào nên lui thì lui”.

Từ xưa đến nay, người đàn ông muốn thành công, làm nên nghiệp lớn, khiến gia đình sống vui vẻ, hạnh phúc thì không thể thiếu phần chính khiến, tầm nhìn xa rộng. Dù là trong mối quan hệ vợ chồng thì việc chồng nghe lời vợ không sai, thế nhưng nếu đứng trước những chuyện đại sự thì người đàn ông cũng nên có chủ yến của riêng mình, không vì thương vợ mà tất thảy đều nghe theo vợ.

Nữ sợ đi sải bước có nghĩa là gì?

Trong Kinh Thi có câu “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, trong đó “yểu” dùng để ví von vẻ đẹp tâm hồn, còn “điệu” dùng để hình dung dáng điệu ôn nhu của người phụ nữ.

Câu “Nữ sợ đi sải bước” chính là phụ nữ đi đường không nên bước quá lớn, nói chuyện cũng không nên nói quá to.

Nam-so-ba-gat-dau-nu-so-di-sai-buoc-co-nghia-la-gi

Thời xưa, tiêu chuẩn thẩm mỹ so với chúng ta bây giờ có nhiều điều khác nhau. Phụ nữ đẹp ngày xưa không chỉ là đẹp ở khuôn mặt, vóc dáng mà điều quan trọng hơn nữa đó là ngôn hành cử chỉ phải thích đáng.

Người xưa cho rằng, người phụ nữ đi đứng, nói chuyện to tiếng là không phù hợp với hình mẫu cơ bản của một phụ nữ. Nên một người phụ nữ động chút kêu to, hô to, ồn ào, sải bước chạy, thường dễ làm cho người khác cảm thấy họ bất ổn, tính khí táo bạo.

Dù là xưa hay nay, phần lớn mọi người đều ưa thích những người phụ nữ ôn nhu, nho nhã, điềm đạm.

Cổ nhân có câu “Ôn nhuận như ngọc”, đây chính là cách hình dung về một người phụ nữ có giáo dưỡng. Người phụ nữ cần thùy mị, dịu dàng, tình cảm, hai phần tao nhã, ba phần nhu hòa kín đáo và bốn phần trí tuệ. Có câu “Thượng thiện nhược thủy”, nước tuy mềm mại nhưng “nước chảy đá mòn”, nước lấy nhu thắng cương giúp bốn mùa hưng thịnh, vạn vật sinh sống. Giống như người phụ nữ vậy, lấy sự dịu dàng, tao nhã, trí thức của mình để đối nhân xử thế, xử lý mối quan hệ trong gia đình nhất là đối với chồng và con cái của mình. Đó là điểm mạnh cũng là đức hạnh của người phụ nữ.

“Nam sợ ba gật đầu, nữ sợ đi sải bước” không chỉ thể hiện trí tuệ của người xưa trong cuộc sống mà còn là đạo đối nhân xử thế căn bản mà mọi người cần ngẫm nghĩ. Một người đàn ông dù có đối xử nhẹ nhàng, yêu thương phụ nữ thì cũng cần phải có chủ kiến, có tầm nhìn, biết khi nào tiến, khi nào lùi như thế mới có thể làm nên đại sự, thành công cả về sự nghiệp lẫn gia đình. Còn người phụ nữ cần có đức hạnh nhu hòa, thông minh lễ độ, đi đứng từ tốn, nói năng nhẹ hàng như thế mới nhận được sự yêu mến, tôn trọng của mọi người, cuộc đời cũng vì thế mà viên mãn, hạnh phúc hơn.

Xem thêm: Cổ huấn: "Tay không bê bát nghèo cả thế hệ, chân rung vai nhún hại ba đời"

Đọc thêm

Gieo hạt thiện lương có nhận được quả ngọt? Ác giả liệu có ác báo? Thế gian vô thường nhưng nhân quả không vô minh. Số phận của một người đều do chính mình. Gieo nhân nào rồi sẽ gặt quả nấy.

Gieo hạt thiện lương liệu có nhận được quả ngọt?
0 Bình luận

“Làm người phải ẩn tâm, làm việc phải lưu tâm” là lời cổ nhân dạy nếu muốn làm nên nghiệp lớn. Trang Tử cũng đã từng nói “Phu tử đức ngang với trời đất mà còn dùng những lời cực thâm thúy để tu tâm, bậc quân tử đâu ai thoát khỏi cách đó?”.

Cổ nhân dạy: Làm người phải ẩn tâm, làm việc phải lưu tâm
0 Bình luận

Lời nói của mẹ có thể ảnh hưởng đến nhân phẩm, tính cách, trí tuệ thậm chí là cả cuộc đời của con trẻ.

Vì sao cổ nhân nói: Lời nói của mẹ quyết định vận mệnh đời con?
0 Bình luận

Tin liên quan

Cổ nhân có câu “Lấy đạo đức truyền gia thì được trên 10 đời, lấy nghề cày cấy và dạy học truyền gia đứng thứ 2, lấy kinh thư truyền gia đứng thứ 3, lấy của cải truyền gia thì không nổi 3 đời”. Thế mới thấy, dạy con cháu hiền đức, tu thân dưỡng đức mới là quan trọng nhất.

Cổ nhân dạy con: Trở thành người hiền đức mới là quan trọng nhất
0 Bình luận

Để tạo phúc cho đời sau nhiều người thường để lại tài sản mà cả đời họ làm ra cho con cái của mình. Nhưng đối với người xưa, việc tạo phúc cho đời sau lại có quan niệm rất khác biệt.

Cổ nhân dạy: Gia đình tích đức hành thiện thì con cháu đời sau nhất định hưng vượng
0 Bình luận

“Làm người phải ẩn tâm, làm việc phải lưu tâm” là lời cổ nhân dạy nếu muốn làm nên nghiệp lớn. Trang Tử cũng đã từng nói “Phu tử đức ngang với trời đất mà còn dùng những lời cực thâm thúy để tu tâm, bậc quân tử đâu ai thoát khỏi cách đó?”.

Cổ nhân dạy: Làm người phải ẩn tâm, làm việc phải lưu tâm
0 Bình luận


Bài mới

Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 giờ trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 giờ trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đề xuất