"Năm nay mẹ gói bánh tét" - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Mẹ lom khom vào gốc những bụi chuối vì ngọn gió chướng mấy ngày qua lay giật từng cơn, rồi tươi cười nói với tôi: “Mấy bụi chuối trái căng già, lá xanh um để năm nay mẹ gói bánh tét”.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chưa kịp đợi mẹ khoe thêm thành quả một năm vun trồng, chuẩn bị nguyên liệu cho nồi bánh tét tới, tôi lắc đầu, xua tay: “Thôi, thôi mẹ ơi, nhà mình ăn uống chi đâu, tụi con công việc bận bịu lấy đâu mà phụ mẹ!”. Mẹ thở dài: “Mẹ tự gói được, mấy đứa không cần phụ!”.

Sau hồi thuyết phục bất thành, tôi bỏ ra phố dạo bước cho thong thả vì lòng còn hậm hực. Đã chục năm nay, từ lúc cha tôi mất đi, hình ảnh mẹ tôi ngồi gói bánh, cha buộc dây vào những ngày cuối tháng Chạp đã không còn hiện hữu trong chái bếp sau nhà. Phần vì vắng cha mẹ như mất đi một cánh tay đắc lực phụ giúp, anh em chúng tôi lập gia đình, mỗi người có cuộc sống riêng. Những ngày cuối năm lại phải chạy đôn đáo bận rộn.

Tôi ở cùng mẹ nhưng có con nhỏ, lại thêm công việc viết lách xuyên suốt cũng chẳng rảnh rang. Mười mấy năm nay, gia đình tôi chỉ mua những đòn bánh bán sẵn ở phiên chợ Tết mang về, chưng lên bàn thờ nhang khói cho ông bà xong rồi lại cất đi, cũng ít ai đụng vào. Hà cớ gì mẹ lại bày biện ra cho thêm khổ nhọc.

Nếu thuở xưa cuộc sống gian khó, họa hoằn thay chỉ những ngày Tết mới nôn nao được thưởng thức những cái bánh tét, bánh chưng, chứ cuộc sống hiện đại ngày nay hễ thèm là có, đâu cần bày biện ra chi cho cực nhọc.

Càng nghĩ tôi càng thấy việc gói bánh của mẹ không cần thiết, tôi định móc điện thoại ra gọi cho anh chị góp đôi lời để can ngăn mẹ, bởi sức khỏe bà cũng đã yếu, chúng tôi lại bận rộn muôn vàn công việc. Bất giác, tôi bắt gặp hình ảnh hai cụ già lom khom tỉa tót những chậu quất. Bỗng cụ ông nắm chặt thân cây khụy gối từ từ trong sự lo lắng của cụ bà. Tôi đến hỏi han, ông dần điều hòa hơi thở nói ông bị cơn đau tim từ khi con trai và con dâu ông qua đời trong một vụ tai nạn giao thông những ngày cuối tháng Chạp mấy năm về trước.

nam-nay-me-goi-banh-tet-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-78

Bỏ lại đôi vợ chồng già uốn nắn những chậu quất kiểng bán Tết, cái cảm giác không con cháu lẻ loi càng khiến hai cụ thèm giây phút sum vầy được bên cháu con ăn bữa cơm tất niên dù chỉ giản đơn. Tôi vội lau đi nước mắt lã chã rơi, từ giã hai cụ bước đi trong thâm tâm nặng trĩu.

Bước chân tôi len lỏi qua những góc phố của ngày cuối năm, đưa mắt nhìn những cụ già, người tật nguyền ngủ quên trên chiếc xe lăn, bàn tay còn nặng trĩu những xấp vé số, đứa bé bán hàng rong mặt lấm lem…

Tất cả họ đang gồng mình trước cái rét buốt của cơn gió bấc sắt se, tay họ vẫy gọi chìa ra mời mọc người qua đường như đang tìm lấy một chiếc phao cứu sinh cho những ngày cận Tết. Những cô chú bán hàng rong vẫn còng lưng đạp xe trong rét lạnh buổi sáng, rồi lại có lúc nóng oi người dưới buổi trưa đứng bóng với tiếng rao lanh lảnh có khi hụt hơi vì những cơn ho cảm mùa…

Nhìn sang cô công nhân quét đường đang vội vã từng nhịp chổi, khi được tôi hỏi gần cuối năm mà không khí Tết có vẻ ảm đạm, cô thở dài vội ngừng công việc nhìn tôi giọng trùng xuống: “Năm nay kinh tế khó khăn, như tôi đây ao ước được quây quần bên các con chuẩn bị chút bánh mứt để đón Tết, nhưng đã mấy năm rồi vì công việc đành chịu thôi…!”.

Chỉ một góc nhỏ nơi con phố, mà sao có nhiều sự đối lập với những gì tôi đã nghĩ trong đầu.

Con tim tôi như thắt lại, thôi thúc bước chân giận dỗi khi nãy ra khỏi nhà rẽ vào ngõ nhà mình, tôi vẫn nghe tiếng đập đất của mẹ vô gốc những bụi chuối. Hình ảnh hai cụ già neo đơn mất đi những người con thân yêu với ánh mắt chứa đựng nỗi buồn hun hút khi nghĩ đến Tết, lại những mảnh đời còn phiêu bạt ngoài kia mong muốn có một mái ấm để trở về.

Tôi tự vấn bản thân mình “đã bao lâu rồi từ ngày cha mất đi, tôi đã hỏi mẹ ước muốn gì khi mỗi năm trôi qua, lúc mái tóc mẹ dần điểm bạc theo năm tháng, mong muốn của mẹ khi chào đón năm mới là chi, hay chỉ ích kỷ vào những ngày cuối năm buộc mẹ làm theo sự sắp xếp của tôi cho tiện lợi bản thân mà thôi”.

Tôi đến xúc từng vá đất vào những gốc chuối và nói “mẹ, năm nay mình gói bánh!”. Rồi cũng từ trong chính con hẻm nơi ngôi nhà nhỏ của tôi hiện hữu, dáng cô mua phế liệu đi ngang qua tươi cười vẫy chào khi nghe mẹ cất tiếng “năm nay qua nhà chị lấy bánh về ăn Tết!”.

(Theo VietNamNet)

Xem thêm: Giết thời gian - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Đã thành lệ, đi đám cưới thì phải có quà mừng. Thôi thì đành… cứ phong bì cho tiện!

Phòng bì mừng cưới - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Nhà có bốn anh em, ông bố cứ yêu thằng thứ ba hơn, thể nào ba thằng còn lại cũng xúm vào nói: “Thằng này chỉ được cái khéo mồm để lừa ông bà già”. Khéo mồm không có tội tình gì ở đây cả.

Khéo mồm không có tội tình gì cả - Câu chuyện nhân văn
0 Bình luận

Tôi nhớ như in mùa lạnh mỗi cuối năm. Trời còn tối mịt, đã nghe tiếng chân người lẹt xẹt, tiếng tát nước ì ọp…của người thăm đồng sớm.

Xuân quê - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 10 giờ trước
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 20/06
Người mẹ một mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên tôi chưa bao giờ thôi ghét mẹ. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề khiến bạn bè trong lớp không ngừng chế giễu, trêu chọc tôi.

Hải An
Hải An 19/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất