Mỗi thánh nhân đều có một quá khứ, còn mỗi kẻ tội đồ đều có một tương lai
Dù đường đời trắc trở thế nào cũng đừng thay đổi thiện lương. Bởi thiện lương chính là phúc báo. Chỉ cần bạn thiện lương, trời xanh sẽ tự khắc an bài.

Tại một vùng nông thôn của nước Mỹ có hai anh em nhà kia vì đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của một ông nông dân trong vùng. Không may, cả hai cùng bị bắt.
Dân làng vô cùng tức giận vì hành động của họ. Dân làng cùng bàn bạc và đưa ra một hình phạt là khắc lên trán kẻ tội đồ hai mẫu tự "ST", có nghĩa là quân trộm cắp (ST viết tắt của stealer).
Hình phạt này khiến người anh trai vô cùng xấu hổ và nhục nhã, không thể nào gặp ai với cái bản án in rành rành trên mặt. Không chịu nổi, người anh bỏ đi xứ khác sinh sống, không bao giờ quay trở lại nữa nhằm chôn vùi quá khứ đau đớn này. Dù vậy, nỗi nhục vẫn luôn ám ảnh không bao giờ nguôi ngoai được. Bởi mỗi khi gặp anh, người ta thường hỏi, "ST" có nghĩa là gì.
Về phần người em, cậu điềm tĩnh hơn. Chữ "ST" khiến cậu tủi hổ, tuyệt vọng nhưng cậu vẫn chọn ở lại làng của mình. Cậu tự nhủ: "Dù sao thì mình đi đâu với cái chữ trên trán này cũng vậy thôi. Dù không ai biết thì mình vẫn không quên được, chi bằng sửa lại sai lầm của quá khứ".
Nghĩ vậy, cậu bắt đầu cuộc đời với bản án trên trán, nhưng cậu luôn nghĩ đến nó với tâm niệm, mình sẽ sống tốt để chuộc lại tội lỗi. Cậu làm việc chăm chỉ, chỉ tập trung vào hiện tại, và sẵn sàng giúp đỡ mọi người với tất cả những gì cậu có thể. Chẳng mấy chốc cậu đã xây dựng cho mình một sự nghiệp vững vàng, nhưng hơn cả, mọi người đều vô cùng yêu quý cậu, ai nấy đều kể về cậu là một người lương thiện, nhân hậu, tử tế.

Tuy nhiên, dẫu thời gian trôi qua, hai ký tự “ST” vẫn còn in dấu trên trán cậu.
Ngày kia, có một thương nhân đến làng tính chuyện buôn bán. Người trong làng giới thiệu thương nhân kia đến gặp cậu. Sau khi làm việc thương thảo, thương nhân rất hài lòng về sự đàng hoàng, tử tế toát ra từ phong thái cậu làm việc, cũng như suy nghĩ, lời nói hết sức chân thành đáng tin cậy.
Thương nhân tò mò không hiểu về vết xăm trên trán câu, ông lờ mờ cảm thấy có gì đó thật bí ẩn, nên đợi cậu quay về, thương nhân hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai ký tự trên trán cậu.
Cụ già suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có thể là “thánh nhân” (Saint)”.
Người phương Tây có câu: “Every saint has a past, every sinner has a future” để nói rằng mỗi thánh nhân đều có một quá khứ, còn mỗi kẻ tội đồ đều có một tương lai.
Ai cũng có lỗi lầm nhưng dằn vặt về nó chỉ khiến ta mãi ở lại trong quá khứ. Cuộc đời là một cuốn tiểu thuyết, ta không thể biết chương mới có nội dung gì nếu không chịu lật sang trang…
Đừng dằn vặt về những gì đã qua vì nó không thể nào thay đổi. Nhưng tội đồ nào cũng có thể trở thành thánh nhân nếu biết phản bổn quy chân, không ngừng tu dưỡng bản thân mình trở nên tốt đẹp cao cả.
Bạn không thể thay đổi quá khứ nhưng bạn có thể kiến tạo tương lai. Sống khác đi những gì đã sai lầm là cách duy nhất để bạn thấy thanh thản trong hiện tại.
Dodinsky từng nói: “Nỗi đau chỉ có thể tồn tại khi nó thiếu vắng sự chấp nhận và tha thứ. Quá khứ có thể chỉ lối cho bạn nhưng đừng để nó dẫn dắt bạn”
Học cách tha thứ cho chính mình và cho người khác, bởi vì ai cũng cần có cơ hội để trở nên tốt đẹp hơn chính mình của ngày hôm qua.
Người thiện lương tự mang theo vầng sáng may mắn, dù có bị người lừa, phải chịu thiệt thì Trời sẽ bù đắp, bị người ức hiếp thì sẽ được Trời bảo hộ.
Mỗi người chúng ta ai cũng sống thiện lương, chỉ là có người sau khi trải qua tổn thương rồi thì không dám tiếp tục thiện lương nữa.
Dù cuộc đời có trắc trở, va vấp ra sao, cũng đừng thay đổi thiện lương, bởi vì thiện lương chính là phúc báo, là chỗ dựa vững chắc của bạn. Chỉ cần bạn tiếp tục thiện lương thì nhất định sẽ thu được phúc khí.
Một lòng hướng thiện chính là tích đức. Làm người hành thiện chính là tích phúc. Hành ác mưu mô quỷ quyệt vĩnh viễn chẳng thể đấu nổi Trời. Không từ thủ đoạn vĩnh viễn chẳng thắng nổi thiện.
Đọc thêm
Bố mẹ là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất của con cái. Tương lai con trẻ thế nào đều tùy thuộc vào cách giáo dục của bố mẹ.
“Tao muốn làm người lương thiện... Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa…”.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.