Mẹ đâu cần gì cao sang, mong các con dành cho mẹ chút thời gian là đủ
Đến khi trưởng thành, nhiều người con nghĩ rằng cứ cho mẹ tiền, mua cho mẹ những món đồ đắt tiền là báo hiếu. Họ đâu biết rằng, thứ mẹ cần chỉ là chút thời gian ít ỏi bên con cái.

Thời gian cuối tuần, con trai cả tạt qua biếu mẹ hộp sữa ngoại. Mẹ thấy vậy liền hỏi: “Con lại mua sữa gì thế? Có đắt lắm không con…” Mẹ chưa hỏi dứt câu, cậu con trai đã vội lao xe ra, nói vọng lại: “Thôi, con bận lắm con đi đây. Mẹ cứ uống đi sữa tốt lắm đó”. Cậu con trai cũng chẳng hỏi dạo này mẹ ăn uống thế nào, mẹ có ngủ được không.
Giữa tuần, cô con gái ghé qua nhà mua cho mẹ cân táo Mỹ. Vừa tới nhà, cô đã quát lên ầm ĩ: “Mẹ làm cái gì mà bừa bộn vậy? Tuần nào con đến cũng phải dọn”. Mẹ nó: “mẹ muốn mua cái ấm siêu tốc mới, cái ấm này mua từ năm 2004 đã cũ lắm rồi”. Cô con gái liền quát tiếp: “Mẹ lại lẫn rồi, ai bảo ấm này mua năm 2004?” Nghe xong, mẹ im lặng, nhìn cô con gái vừa dọn dẹp vừa hằn học. Mẹ tiếp tục rụt rè: “cái ấm nó cũ…” thì con gái quát tiếp: “Mẹ già yếu rồi thì ngồi yên cho con nhờ, mua ấm mẹ cũng đau có dùng. Mẹ nhớ nói anh cả con có ghé qua đây nhé”. Nói xong rồi lao ra xe, miệng lẩm bẩm: “Đã bận còn nhì nhằng phát mệt”.

Có lần mẹ buột miệng: “Nhà này mẹ nhớ nhất thằng Út, mong gặp nó nhất” thì các con hậm hực: “Mẹ cưng nó nhất, muốn gặp nó là đúng rồi. Nhưng nó có cho mẹ được đồng quà tấm bánh nào đâu”.
Thực tế, mẹ thích Út nhất vì mỗi lần Út đến thăm mẹ, dù không mua quà nhưng luôn sà xuống, vui vẻ bảo “mẹ có chuyện gì kể con nghe với”. Trong thời gian đó, vợ và con gái dọn dẹp, giặt giũ quần áo cho mẹ, thỉnh thoảng cùng nói chuyện, trong nhà rộn rã tiếng cười. Mẹ hào hứng kể chuyện xưa nay, chuyện nọ chuyện kia. Anh Út ngồi lắng nghe, tay xoa xoa bóp chân, lưng cho mẹ. Hôm nào Út đi một mình, mẹ kể chuyện mệt thì anh mới xin phép dọn dẹp nhà cửa, lên thắp cho ba nén nhang.
Trước khi về, anh nấu cho mẹ nồi cơm, kho lại nồi thịt hay nồi cá mà vợ anh đã nhặt hết xương cho mẹ, hỏi mẹ thích ăn canh gì để anh nấu, rồi dọn ra để hai mẹ con cùng ăn. Xong xuôi, anh rửa dọn bát đĩa gọn gàng, nhắc mẹ uống thuốc, sau đó nán lại một chút thì mới về.
Trong thâm tâm, vợ chồng anh luôn muốn đón mẹ lên ở cùng, nhưng mẹ không đi vì còn bàn thờ bố anh ở nhà. Vợ chồng anh cũng ngại về đây vì sợ vợ chồng anh cả với chị hai nghĩ anh ở lâu là muốn chiếm luôn căn nhà của bố mẹ. Thương mẹ, anh chỉ biết tranh thủ khi thời gian rảnh rỗi là về với mẹ, anh không dám đi công tác xa để tuần nào cũng có thể về thăm mẹ.

Quà của con cả, con gái mẹ không dùng được bởi tuổi già sức yếu, đâu ăn uống được gì nhiều. Mẹ không dám nhiều lời vì sợ con mắng là lú lẫn. Mẹ vẫn nhớ tiền bồi thường giải tỏa vườn nhà, sau khi chia đều cho các con còn phần mẹ con gái nói: “Mẹ đưa con để con lo tiền thức ăn, thuốc thang cho mẹ”. Mẹ có xin nó đâu, bình cũ cháy rồi, mẹ muốn cái bình đun nước mới để sáng pha trà mời ông mà nó không cho…
Mẹ chỉ thích gặp Út bởi món quà quý giá nhất với mẹ chính là một người có thể dành cho mẹ chút thời gian, chịu ngồi lắng nghe và trò chuyện với mẹ. Những khoảng thời gian còn lại khi không có ai, mẹ chỉ biết ngồi nhìn bức tường trong lặng câm. Có lúc, mẹ chỉ biết lẩm bẩm nói chuyện một mình. Mẹ oán trách ông trời sao cứ bắt mẹ sống mãi thế, sao ông để mẹ về với ông cho có người bầu bạn.
Mẹ đâu cần gì cao sang, mẹ chỉ ước các con dành cho mẹ chút thời gian là đủ…
Xem thêm: “Mẹ anh phiền vậy đó!” – Câu chuyện xúc động thức tỉnh người làm con
Đọc thêm
“Mẹ anh phiền vậy đó!” là câu chuyện nhân văn đầy xúc động, bài thọc thức tỉnh dành cho những người làm con trên đời.
Việc nuôi dạy con trai và con gái có nhiều điểm khác biệt. Trong đó, cha mẹ cần biết “Dạy con trai tích cực vươn lên”, để con lớn lên trở thành người mạnh mẽ, can đảm, có ích cho xã hội.
Để con gái biết cách bảo vệ bản thân, cha mẹ cần “Dạy con gái ranh giới hành xử”, giúp con khám phá và hiểu được giới hạn của bản thân.
“Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, mỗi người con nên để ý những gì chúng ta nói với cha mẹ, đừng để bản thân phải hối hận.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.