Mất kết nối trong gia đình hiện đại – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Trong những gia đình hiện đại ngày nay, hầu hết mọi người đều bận rộn với thế giới riêng của mình, làm mất đi sợi dây kết nối linh thiêng với hai chữ “tình thân”.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một sinh viên xuất sắc ngành Khoa học xã hội được tham dự buổi thuyết trình của một học giả nổi tiếng về chuyên ngành “gia đình trong xã hội hiện đại”. Sau buổi thuyết trình, chàng trai tìm gặp vị học giả để được giải đáp về những vấn đề còn vướng mắc.

Sau khi chào hỏi vị học giả xong, chàng sinh viên hỏi: “Thưa thầy, trong bài giảng của thầy khi nãy có nhắc tới liên hệ và kết nối trong gia đình hiện đại và những nguy cơ mất gia đình. Em chưa hiểu rõ về điều này lắm, thầy có thể giải thích hộ em về 2 thuật ngữ đó được không ạ?”.

Học giả mỉm cười, hỏi: “Bạn sống ở thành phố này à?”.

Chàng trai trẻ vừa cúi đầu ghi chép, vừa trả lời: “Vâng ạ!”.

Vị học giả lại hỏi tiếp: “Vậy gia đình cậu gồm những ai?”.

Chàng trai trẻ cảm thấy vị học giả đang lảng tránh câu hỏi của mình bằng cách hỏi những câu hỏi riêng tư. Nhưng cậu vẫn miễn cưỡng trả lời bằng một tông giọng lạnh lùng: “Nhà em có bố, hai anh trai và một em gái. Anh chị em trong nhà đều đã kết hôn rồi ạ!”.

Vị học giả lại tiếp tục câu hỏi: “Bạn có hay nói chuyện với bố mình không?”.

Lúc này, chàng trai trẻ bắt đầu cảm thấy khó chịu. Cậu bỏ bút xuống, thôi nhìn vào cuốn sổ vốn chưa có chữ nào. Rồi cậu ngước mắt lên nhìn vị học giỏi, định bụng sẽ kết thúc buổi phỏng vấn đáng thất vọng này ở đây. Nhưng vị học giả vẻ mặt vẫn tươi cười, hỏi tiếp: “Lần cuối cùng bạn trò chuyện với bố mình là khi nào?’.

Mat-ket-noi-trong-gia-dinh-hien-dai-cau-chuyen-dang-suy-ngam

Nghe xong câu hỏi chàng sinh viên trẻ bỗng giật mình, cậu không nhớ rõ lần cuối nói chuyện với bố là khi nào. Thỉnh thoảng cậu cũng nhắn tin cho bố, nhưng thường là tin nhắn xin tiền. Gần đây, khi bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn, tự chủ được tài chính thì tin nhắn với bố cũng ngày càng ít đi. Nói thật, câu không thấy thú vị khi nói chuyện cùng bố, thậm chí đôi lúc còn thấy phiền bởi những câu hỏi của bố.

Chàng sinh viên ấp úng trả lời với vẻ mặt khá xấu hổ: “Có lẽ cách đây khoảng 5-6 tháng rồi”.

Vị học giả không mấy ngạc nhiên với câu trả lời này, ông lại tiếp tục hỏi: “Vậy bạn có thường xuyên gặp anh chị em của mình không? Lần cuối cùng họp mặt gia đình bạn là khi nào?”.

Lúc này, chàng trai trẻ cảm thấy như thể vị học giả đang phỏng vấn mình, khiến vai trò ban đầu của cuộc phỏng vấn bị đảo ngược, bởi vốn người cần hỏi là cậu. Dù trong lòng không mấy thoải mái, cậu vẫn miễn cưỡng trả lời: “Lần cuối nhà em tập trung đầy đủ là 2 năm trước, vào ngày giỗ mẹ em”.

“Thế mọi người ở cùng nhau bao lâu?”

“Đâu đó khoảng 2 ngày. Nhưng cũng không hẳn, có lẽ là 2 bữa ăn…vì ai cũng có chuyện riêng, với lại nhà bố em cũng không rộng rãi lắm”.

“Vậy bạn dành bao nhiêu thời gian cho bố trong 2 ngày đó?’.

Chàng trai trẻ bắt đầu nghỉ lại. Trong 2 ngày đó cậu đã đi thăm mộ mẹ, nói chuyện với mấy người bạn ở quê đã lâu không gặp, uống rượu với họ hàng và ngồi trước máy tính để giải quyết công việc…hình như cậu chẳng có thời gian để nói chuyện cùng bố. Càng nhớ lại, chàng trai càng bối rối, khó chịu rồi xấu hổ, không biết phải trả lời vị học giả thế nào. Thế là chàng trai cuối mặt, nhìn vào cuốn sổ trên bàn…

Vị học giả nhìn chàng trai một lúc, rồi lại tiếp tục: “Bạn và bố có dùng bữa cùng nhau không? Bạn có hỏi bố khỏe không hay cảm thấy thế nào trong thời gian qua không? Bạn có biết mong muốn của bố bây giờ là gì không?”.

Bỗng dưng, nước mắt chàng sinh viên rẻ ứa ra…cậu nghẹn ngào không thốt nên lời.

Lúc này, vị học giả cầm tay chàng trai và nói: “Đừng xấu hổ, tội lỗi hay buồn bã. Tôi xin lỗi nếu những câu hỏi của tôi vô tình làm tổn thương bạn. Nhưng những câu hỏi ấy chính là câu trả lời dành cho câu hỏi của bạn. Bạn có “liên hệ” với bố không? Có “liên lạc” với anh chị em không? Có “kết nối” với mọi người trong gia đình bằng việc cùng ăn uống, cùng chăm sóc, cùng trò chuyện với nhau không?”.

Chàng trai trẻ lúc này mới thật sự thấu hiểu bài học về sự kết nối trong gia đình hiện đại. Lấy tay lau những giọt nước mắt đọng lại trên má, cậu nói: “Em cảm ơn thầy, cảm ơn vì một bài dạy ý nghĩa và khó quên ạ!”.

Sưu tầm

Xem thêm: Bát mì trứng – Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Đọc thêm

Đừng tự vẽ cho mình những chướng ngại vật, khi ấy bạn sẽ thấy những khó khăn trong cuộc sống này đều có thể dễ dàng giải quyết được như cách người thợ trẻ chia viên kim cương thành 2 nửa.

Viên kim cương bị nứt – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Người anh chưa từng bỏ rơi em gái để chạy trốn mà là vì anh muốn chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống của em nếu chẳng may anh không còn cạnh bên.

Anh chưa từng bỏ rơi em – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Đời người, bất kể là ai đều cần phải học tập, chỉ cần có lòng học hỏi nhất định sẽ tiến bộ. Học làm người là bài học lớn mà ta học cả đời cũng chẳng tốt nghiệp được. Vậy, học làm người là cần học những gì?

Học làm người – Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Với tâm niệm sống “cho đi là còn mãi”, cả bốn thành viên gia đình ông Trịnh Văn Hải, TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) đã quyết định đăng ký hiến tặng mô, tạng cho y học sau khi qua đời.

Gia đình 4 người tình nguyện hiến tạng, luôn sống với tâm niệm 'cho đi là còn mãi'
0 Bình luận

Bận rộn với công việc gia sư, lại làm thêm chạy bàn, nữ sinh Nguyễn Phương Anh vẫn có thể trở thành thủ khoa tốt nghiệp với GPA cao ngất ngưởng.

Nữ sinh quyết tâm vừa học vừa làm để phụ giúp gia đình, vẫn trở thành thủ khoa tốt nghiệp
0 Bình luận

Vừa qua, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã phối hợp cùng chính quyền địa phương khởi công xây dựng “Nhà đồng đội” tại tỉnh Đắk Lắk.

Viettel hỗ trợ xây “nhà đồng đội” tặng gia đình quân nhân khó khăn tại Đắk Lắk
0 Bình luận


Bài mới

Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 20 giờ trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 24 giờ trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đề xuất