Lý do người giàu tránh thân cận người thu nhập thấp: Không phải do coi thường, mà là vì đây
Khi chọn xây dựng mối quan hệ, người giàu thường tránh thân cận người thu nhập thấp hơn. Lý do không phải vì học coi thường, mà là vì 2 điều này.

Vô số chuyên gia tài chính đã kết luận: Người giàu và người nghèo có sự khác biệt tư duy. Trong khi đó, tư duy lại là yếu tố tiên quyết giúp ta thành công trong cuộc đời.
Có một thực tế là, người giàu hay tránh thân cận với người có thu nhập thấp hơn, thay vào đó là kết thân với những người có tài chính tương tự mình. Đương nhiên, không phải do họ coi thường, mà lý do sâu xa hoàn toàn có thể nhìn ra.
Theo kết quả thực nghiệm của các nhà tâm lý học, phần lớn người giàu thích kết giao với những người có cùng mức độ kinh tế với mình, không thích kết giao với người có thu nhập thấp hơn quá nhiều. Nếu trình độ kinh tế giữa 2 người quá chênh lệch thì dù 2 người có thể giao tiếp với nhau trong thời gian ngắn cũng khó có thể duy trì mối quan hệ lâu dài và trở thành bạn thân. Cụ thể là vì:
Sự kiên cố hóa giai cấp

Từ xưa đến nay, xã hội vẫn luôn được chia thành nhiều giai cấp, dù cho chúng ta luôn nỗ lực thay đổi. Các giai cấp ở thời cổ đại hầu hết được phân biệt theo huyết thống. Nhưng ở thời hiện đại, xã hội thường phân biệt theo tài sản và địa vị kinh tế.
Mỗi người chúng ta lại có cuộc sống hoàn toàn khác nhau, và đương nhiên lại có hạnh phúc riêng biệt. Điều này nghe thật hiển nhiên, nhưng thực tế nó lại ẩn chứa một vấn đề nghiêm trọng. Kiên cố hóa giai cấp có thật, nói cách khác, chúng ta khó vượt qua những rào cản của giai cấp.
Các tầng lớp xã hội vững chắc, trong các nhóm của mỗi tầng lớp đều ở trạng thái tương đối khép kín, cho dù các cá nhân muốn thay đổi mức sống bằng nỗ lực của chính mình và phá bỏ xiềng xích của sự phân chia, nhưng vẫn khá khó khăn. Người thu nhập thấp và người giàu sống ở những môi trường hoàn toàn khác nhau và hầu như không có cơ hội giao tiếp.
Quan điểm khác biệt

Như đã nói ở trên, điểm lớn trong sự khác biệt giữa người giàu - người nghèo chính là tư duy. Nhiều người nghèo dành cả cuộc đời để theo đuổi sự ổn định và thoải mái, vì vậy một khi mức sống đạt đến mức mong muốn, họ sẽ ngừng cố gắng. Nhưng người giàu thì khác, vì họ được tiếp cận với nhiều thứ mới hơn, nhiều thông tin và nguồn lực xã hội hơn nên họ có tầm nhìn rộng hơn.
Cũng vì thế, người giàu có xu hướng tiếp tục làm giàu, trong khi người nghèo lại có cảm giác thỏa mãn nhanh chóng. Nền tảng kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn và tầm nhìn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trình độ của con người. Chính vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng, nền tảng kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này.
Tuy nhiên, dù chúng ta đang có điều kiện sống thế nào cũng không cần phải so sánh bản thân với người khác, chỉ cần là chính mình. Mỗi người đều có cách sống riêng, dù nghèo khó hay giàu sang thì cũng phải vươn lên, khiến cho bản thân hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Theo Phụ nữ số
Xem thêm: 3 cái khổ của người giàu hiếm ai hiểu: Nếu bạn chịu được, thành công có lẽ không còn xa!
Đọc thêm
Alan Corey là triệu phú tự thân kiêm nhà đầu tư bất động sản thành công, đã hé lộ bí kíp làm giàu của mình.
Người giàu cho rằng, tiền càng nhiều càng phải keo kiệt, bởi đó là mồ hôi nước mắt của mình, trân trọng nó thì có gì sai!
Có một nghịch lý rằng, rất nhiều người giàu lại ăn mặc đơn giản, dù họ sở hữu tài sản đồ sộ, còn người nghèo lại say mê hàng hiệu.
Tin liên quan
Nghệ thuật luôn đi lên từ cái nhìn chân chính. Đúng như thế, nói đến nghệ thuật ta không thể không nhắc đến cuộc sống vì hai thứ ấy luôn gắn liền với nhau.
Dân tình không khỏi choáng váng khi biết ở TP.HCM có một lớp học với 100% học sinh cùng thi đỗ vào khoa - trường thuộc ngành Y.
Với 31 lần hiến máu tình nguyện, ông Võ Tấn Cường trở thành đại diện tiêu biểu nhất của Vĩnh Long được tôn vinh tại lễ tôn vinh 100 người hiến máu tình nguyện toàn quốc 2023.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.