Quyết định vận mệnh bằng một phát ngôn: Người thông minh không bao giờ nói 10 lời này

Lời nói là cầu nối giữa con người nhưng nói sao cho vừa hay, nói sao cho vừa đủ, nói để thay đổi vận mệnh của chính mình thì không phải ai cũng làm được.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Con người sống ở đời, không thể thiếu quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh. Giao tiếp chính là một nghệ thuật. Có người "lời vàng ý ngọc", cũng có người "xuất khẩu cuồng ngôn".

Có người mở miệng ra là từng chữ thanh cao, cũng có người độc mồm độc miệng. Tu luyện khẩu đức cũng đồng nghĩa với việc tu luyện khí chất của bản thân.

Một người có khí chất ngay thẳng thì mới có thể thu hút vận may về phía mình. Vận may nhiều mới có thể dễ dàng tiến bước trong sự nghiệp, đạt nhiều thành tựu trong tương lai.

Vì thế mới nói, mỗi một phát ngôn của chúng ta đều có thể quyết định vận mệnh sau này. Người khôn ngoan hiểu rằng, có những lời không nên, cũng là không được nói ra miệng.

1. Bỏ căng ngôn (không nói lời kiêu căng, ngạo mạn)

Lão Tử cho rằng: "Tự phạt giả vô công, tự căng giả bất trưởng", nghĩa là: Người tự mình khoe khoang trái lại không được khen thưởng gì, người tự đề cao bản thân sẽ không có tiền đồ.

Lời nói kiêu căng hoặc quá ngạo mạn, hoặc chỉ là loại vô tri, chỉ đem tới bất lợi cho chính mình và khiến người khác cảm thấy chán ghét.

Học giả Thần Hàm Quang sống ở thời cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, nói: "Tự khiêm tắc nhân dũ phục, tự khoa tắc nhân tất nghi". Khiêm tốn khiến người khác phải nể phục, tự khen mình người khiến người khác nghi ngờ.

Lắng nghe lời dạy của cổ nhân, khi nói chuyện, không nên kiêu căng tự mãn, càng không nên tự cho mình là đúng. Kẻ tự kiêu tự khen chính là kiểu người không có phẩm tính và khuyết thiếu tự tin.

loi-noi-quyet-dinh-van-menh-nguoi-thong-minh-bo-10-loi-noi-nay-1

2. Bỏ ác ngôn (không nói lời độc địa)

Tổn thương về thể xác còn có thể có ngày lành lại, nhưng tổn thương về tinh thần do lời nói gây ra có thể cả đời không thể khắc phục được. Chính sự tổn thương bạn gây ra trong tâm thần người khác còn đau đớn hơn vạn lần vết thương gây ra trên thân thể.

"Đao cắt dễ lành, ác ngôn khó phai". Không nói những lời vô lễ và độc ác để làm tổn thương người khác vì đôi khi, lời nói là hung thủ giết chết trái tim.

3. Bỏ sàm ngôn (không bịa đặt, đơm chuyện)

Người hay đơm đặt chuyện thị phi hại người khác, sớm muộn cũng phải chịu quả báo. Con người trên thế gian không thoát được luật Nhân quả. Một người càng ly gián, khích bác người khác sau lưng, lại càng hủy hoại vận mệnh của chính mình.

Triết gia Vương Sung thời Đông Hán từng nói: "Sàm ngôn thương thiện, thanh dăng ô bạch" có nghĩa là: Không nên nói xấu sau lưng người khác bởi nó sẽ sẽ khiến thiên hạ không yên.

4. Bỏ đa ngôn (bỏ nói nhiều)

Người xưa nói: Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra. Con người càng nói nhiều lại càng dễ hớ hênh. Triết gia Mặc Tử nổi tiếng của Trung Hoa từng được học trò của mình hỏi rằng: "Thưa thầy, nói nhiều có ích lợi không?".

Mặc Tử trả lời: "Con cóc, con ếch, cả ngày lẫn đêm đều kêu không ngừng, kêu đến khô mồm mỏi lưỡi, nhưng không có ai để tâm đến tiếng kêu của nó cả.

Sáng sớm nhìn thấy con gà trống đó, gáy đúng giờ vào lúc bình minh, trời đất đều chấn động, mọi người đều thức dậy sớm. Nói nhiều thì có ích lợi gì chứ? Chỉ có lời nói được nói ra hợp thời cơ mới có tác dụng thôi".

Câu chuyện Mặc Tử dạy học trò ẩn chứa thông điệp với hậu thế, lời không cần nhiều, người biết nói chuyện luôn nói những lời thích đáng vào thời cơ thích đáng.

loi-noi-quyet-dinh-van-menh-nguoi-thong-minh-bo-10-loi-noi-nay-2

5. Bỏ trực ngôn (bỏ lời nói thẳng thừng)

Nếu nói thẳng, nói phũ phàng mà không nghĩ đến hậu quả sau này thì chính là rước thêm tai họa cho bản thân mình.

Cho dù là lời nói trực tiếp, nói thẳng nhưng cũng nên nhẹ nhàng, mềm mỏng một chút để thể hiện sự tôn trọng người khác. Không thể nói quá lạnh lùng vì tôn trọng đối phương là nguyên tắc giao tiếp quan trọng nhất.

6. Bỏ tận ngôn (bỏ nói lời đoạn tuyệt)

Có những việc dù biết rõ cũng không cần nói hết, như vậy vừa cho người khác cơ hội, vừa cho chính mình một đường lui. Tích chút khẩu đức cho bản thân là cách cải biến vận mệnh tốt nhất.

Nhiều chuyện ở đời, khi phê bình người khác cũng không cần quá khắt khe. Khoan dung, độ lượng với người khác một chút cũng là cách thể hiện phẩm chất của một người có thể làm nên sự nghiệp lớn.

7. Bỏ lậu ngôn (không nói lộ chuyện, bí mật của người khác)

"Thiên cơ không thể tiết lộ" là lời dạy được truyền lại bao đời nay. Cổ nhân có câu: "Sự dĩ mật thành, ngôn dĩ lậu bại", nghĩa là chuyện thành do giữ bí mật, nói lộ chuyện dễ gây ra thất bại.

Với sự việc mà bản thân chưa thể chắc chắn thì tuyệt đối không được nói những lời quả quyết, bởi có thể gây ra ảnh hưởng không tốt, khiến người khác cảm thấy phù phiếm.

Cho dù biết được bí mật của người khác, cũng không nên tiết lộ. Đây là vấn đề thuộc về nhân phẩm và nguyên tắc làm người. Nếu phạm phải, nó dễ gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là họa sát thân.

loi-noi-quyet-dinh-van-menh-nguoi-thong-minh-bo-10-loi-noi-nay-3

8. Bỏ khinh ngôn (bỏ lời nói dễ dãi)

"Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy", nghĩa là một lời nói ra, bốn ngựa khó đuổi. Lời nói không thể nói dễ dàng, nếu thay đổi lời đã nói, chi bằng không nói. Lời không được hứa dễ dàng, nếu hứa rồi lại thay đổi, chi bằng đừng hứa.

Mỗi khi gặp chuyện gì, nếu cứ tùy tiện phát ngôn một cách dễ dãi thì sớm muộn cũng mang họa vào thân, đánh mất chữ Tín đối với người khác.

9. Bỏ cuồng ngôn (bỏ lời nói ngông cuồng)

Đời này, điều gì không biết thì chớ nên nói bậy nói càn, để tránh phải hối hận sau này. Sơn Âm Kim tiên sinh thời nhà Thanh từng nói: "Làm người hành sự đừng ngông cuồng, họa phúc sâu dày tự gánh chịu".

Một người khiêm tốn hay ngông cuồng đều có liên quan trực tiếp đến họa - phúc và vận mệnh của người đó.

Lời nói, hành vi, cử chỉ chính là những điều con người thể hiện rõ ràng nhất trước mặt người khác. Trong số đó, lời nói thì lại trực tiếp nhất, cho nên nói chuyện kỵ nhất là lời ngông cuồng. Cuồng ngôn sẽ gây chú ý, gây căm ghét, và rất dễ gây ra tai họa.

10. Bỏ nộ ngôn (bỏ lời nói trong lúc tức giận)

Con người khi tức giận sẽ khó kiểm soát được lời nói, cử chỉ, hành động của bản thân. Vì thế, lúc tức giận không nên nói gì cả, tránh làm tổn thương bản thân mình cũng như phá hủy các mối quan hệ.

Xem thêm: Mỗi tối trước khi đi ngủ, hãy đọc 8 điều này để có thể thay đổi vận mệnh cuộc sống của bạn

Đọc thêm

Mỗi người đều có một hạnh phúc riêng, cũng có cách riêng để họ hạnh phúc. Vì thế, đừng quấy rầy hạnh phúc của người khác bạn nhé.

Đừng làm phiền hạnh phúc của người khác, vì mỗi người có một hạnh phúc riêng
0 Bình luận

Nhắc đến nước Pháp, người ta thường liên tưởng đến phong cảnh thơ mộng, phong cách thời trang thanh lịch. Ít ai biết rằng, người Pháp còn có phong cách sống thú vị đáng để học hỏi.

Người Pháp 20 tuổi sống cho tuổi trẻ, 30 tuổi sống có ý vị, 40 tuổi sống có trí tuệ, 50 tuổi sống thản nhiên với đời
0 Bình luận

Theo người xưa, có 3 loại tiền không cho vay, 3 loại lễ không nhất định phải tuân theo, 3 con đường không nên đi, hiểu được con người sẽ có cuộc sống tốt.

Cổ nhân dạy: 3 loại tiền không cho vay, 3 loại lễ không tùy tiện, 3 con đường không đi
0 Bình luận


Bài mới

Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 giờ trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 11 giờ trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đề xuất