Hôm nay mẹ đón con sớm nhé - Câu chuyện cảm động, đọc mà thương con vô cùng
Sáng nào trước khi vào lớp, con đều dặn mẹ: "Chiều mẹ đón con sớm nhé", có khi con vừa nói vừa rơm rớm nước mắt...

Sợ con khóc, không chịu đi học, lần nào mẹ cũng gật đầu, nhưng chưa một lần mẹ thực hiện lời hứa đó với con. Chiều nào cũng vậy, con luôn là người về muộn nhất lớp…
Mẹ đã nghĩ, những lời dặn dò của con chỉ là một thói quen vì ngày nào con cũng lặp lại. Vì vậy, dù đã đến giờ đón con nhưng nếu khách đông, mẹ lại ráng bán thêm ít hàng, đóng cửa muộn một chút. Dù đã đến giờ đón con, nếu đang dở câu chuyện với hàng xóm, mẹ vẫn cố tiếp tục. Dù đã đến giờ đón con, nhưng phim đang đến hồi gây cấn mẹ vẫn nấn ná thêm chút nữa. Bao nhiêu lần như vậy, mẹ không biết rằng, ở trường con thấp thỏm chờ mẹ đến nhường nào…
Đến hôm qua, cô giáo gọi điện cho mẹ, bảo mấy bạn cùng lớp đều thích quà này quà kia cho dịp năm mới, chỉ riêng con muốn được mẹ đón sớm một lần. Mẹ nghe mà giật mình thảng thốt. Cô hỏi, mẹ có thể thực hiện mong muốn đó của con không? Giờ mẹ mới hiểu, mỗi buổi sáng, con lặp lại câu nói đó không phải do thói quen mà là mong muốn thực sự. Vậy mà mẹ thờ ơ, không quan tâm đến điều đó mà chỉ hứa “lèo” cho qua chuyện.

Chiều nay, mẹ quyết định đến trường con sớm hơn thường lệ, xin bác bảo vệ cho vào lớp con. Đứng ở cửa sổ quan sát, thấy con đang chơi cùng các bạn nhưng thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn ra cửa lớp. Càng gần đến giờ về, con càng nhìn nhiều hơn. Khi bạn đầu tiên được bố đón, con vội vã cất đồ chơi, ra đứng cạnh cửa. Nhìn ánh mắt mong chờ của con, lòng mẹ như thắt lại. Đã bao lâu nay, con vẫn thế, cứ mỗi buổi chiều tan lớp con đều như vậy, nhưng rồi con luôn là người ra về cuối cùng, thậm chí có hôm phải ở cùng bác bảo vệ vì mẹ vô tâm. Nỗi buồn về muộn như ám ảnh trong tâm trí con.
Vừa thấy mẹ xuất hiện ở cửa lớp, con đã nhảy cẫng lên vì vui mừng, vội vàng chào cô rồi lấy cặp, lon ton chạy về phía mẹ. Khác hẳn mọi lần, mẹ đến muộn, con lầm lũi lên xe, không nói một lời. Ra đến sân trường, con phụng phịu: “Hôm nay còn sớm, mẹ cho con chơi cầu trượt, bấp bênh nhé”. Nhìn con thoải mái vui đùa cùng các bạn được bố mẹ đón sớm, mẹ chợt hiểu, vì sao con thích về sớm đến vậy…
Mẹ không chở con về nhà ngay mà đi lòng vòng dạo phố, hỏi con thích mua quà gì, con cười toe toét: “Mẹ đã tặng quà cho con rồi mà, mẹ đã đến đón con sớm”, mẹ nghe mà lòng nặng trĩu. Con yêu, từ nay mẹ sẽ đón con sớm, một điều tưởng chừng bình thường nhưng lại là niềm mong ước của con. Vậy mà, bấy lâu mẹ nào có nhận ra…
Xem thêm: Anh điên - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Đọc thêm
Ở đời, không có nỗ lực nào là vô ích cả, và giỏ tre đựng nước cũng không rỗng không.
3 câu chuyện là 3 bài học quý giá cho những ai đang trong nghịch cảnh, đang đi tìm câu trả lời cho những khó khăn mà mình đang gặp phải...
Cổ nhân xưa có một cảnh giới gọi là nghèo nhưng không khổ, nghèo nhưng không hèn. Đó là cảnh giới của Trang Tử, Lão Tử, Phật Thích Ca và các cao nhân đắc đạo.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.