“Cô phòng nhi tử sọa, náo thị xuất nhân tinh” - câu này có ý nghĩa gì?
“Cô phòng nhi tử sọa, náo thị xuất nhân tinh” - bạn đã từng nghe câu nói này bao giờ chưa? Nó mang ý nghĩa gì?

Cô phòng nhi tử sọa
Nửa câu này có nghĩa là nếu người ta thường xuyên ở trong phòng, hoặc hoàn cảnh đơn lẻ, rất dễ khiến cho người ta cảm giác lạc lõng vì ít tiếp xúc với người ngoài. Loại “sọa” tức là ngốc ngếch này không phải là chỉ số thông minh của một người bị thiếu hụt, mà là ám chỉ việc người ấy chưa từng nhìn thấy thế giới bên ngoài, thường cô đơn và thiếu kiến thức.
Bạn càng trẻ tuổi thì càng có thể kiểm chứng điểm này, nếu thường xuyên ở trong một môi trường và ít giao lưu với người ngoài thì rất dễ hình thành cái gọi là “hiệu ứng đơn độc”. Đó không phải là trường hợp của những “trạch nam” và “trạch nữ” (những chàng trai, cô gái chỉ luôn thích ở trong nhà), lẩn trốn mọi hoạt động bên ngoài hay sao? Vì ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên họ có xu hướng thu mình lại.
Nếu đứa trẻ luôn ở một mình sẽ dễ hình thành tính cách hướng nội, lớn lên dễ trở thành người khó thích nghi với môi trường mới, hoặc hoàn toàn thiếu hiểu biết về thế giới bên ngoài, chính vì điều này nên ông bà ta xưa kia đã nói “Cô phòng nhi tư sọa”.
Bậc cha mẹ nào cũng đều không muốn con cái của họ bị cảm giác “ngu ngốc”, nhưng đôi khi họ bị giới hạn bởi hoàn cảnh sống và điều kiện kinh tế; vì thế không thể để con cái họ mở rộng tầm nhìn của mình hơn. Từ điểm nhìn này, “Cô phòng nhi tư sọa” kỳ thật cũng lộ ra một loại bất bất lực, bế tắc, sầu não.

Náo thị xuất nhân tinh
Nếu một người lớn lên giữa đám đông từ khi còn nhỏ, hoặc thường ở một thành phố sầm uất. Vì được tiếp xúc với nhiều người và nhiều sự vật, nên ngay cả những người có bản chất ngốc nghếch cũng sẽ trở nên giống như những “nhân tinh” tức là đứa trẻ thông minh, lanh lợi và có con mắt nhìn đời hơn sau khi được tôi luyện.
Đây cũng không hẳn là xấu, dù sao cũng là một loại tính cách khôn khéo được hình thành sau khi trải qua sự tôi luyện của hoàn cảnh. Phản ứng của những người này có thể nhanh hơn người bình thường một chút, suy nghĩ cũng nhiều hơn người bình thường một chút.
Nói chung, câu nói cổ “Cô phòng nhi tử sọa, náo thị xuất nhân tinh” thực chất là nói về tầm quan trọng của môi trường. Sự thông minh hay ngu ngốc của một người đều có các thành phần tiên thiên vốn có, nhưng nó không phải là bất biến, phần lớn nó cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Nếu xung quanh bạn là những người thông minh, thì ngay cả những người tầm thường sau khi ở bên nhau lâu ngày cũng trở nên thông minh hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, tính cách của một người dù ngốc nghếch hay thông minh, quan trọng nhất vẫn là phẩm hạnh của người đó. Người có phẩm hạnh tốt luôn được chào đón ở khắp mọi nơi, họ còn được người khác giúp đỡ rất nhiều. Ngược lại, một người có phẩm hạnh xấu thì dù có thông minh, lanh lợi đến đâu cũng không thể trở thành người có năng lực.
Xem thêm: Cổ nhân dạy: Làm việc thiện mà tâm không thiện thì cũng vứt!
Đọc thêm
Nói về quan điểm trong sinh hoạt của người xưa, có một câu thế này: "Rắn vào nhà không sợ, sợ nhất cây cao hơn mái nhà", nghĩa là gì?
Cổ nhân dạy rằng, con người cao ở nhẫn, quý ở thiện và hơn nhau ở ngộ.
Muốn thành công hãy có tầm nhìn dài hạn, buông bỏ một số thứ một cách nhẹ nhàng.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.