Cổ nhân dạy cách dụng nhân tài: "Không tin không dùng, đã dùng phải tin"

Cổ nhân xưa có câu rằng, không tin không dùng, đã dùng phải tin, ý nói nếu có trong tay nhân tài, đã dùng tình tin, còn không thì đừng nhận.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 25/09
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Không tin không dùng, đã dùng phải tin

Ngạn ngữ cổ có câu rằng: "Không tin không dùng, đã dùng phải tin". Có thể hiểu rằng, trong công việc, hay bất cứ thứ gì, nếu đã không tin tưởng ai đó, thì đừng mời người đó về làm cùng mình. Còn nếu đã mời, thì đừng nghi ngờ nữa, mà hãy học cách tin. Thực tế, câu nói này với các vị doanh nhân, lãnh đạo chẳng hề xa lạ gì.

Những nhà lãnh đạo thành công hiểu rằng, công việc sáng tạo và tri thức đòi hỏi môi trường cởi mở, minh bạch và công bằng. Nếu không dám đặt niềm tin vào nhân viên, chẳng thà không tuyển ai nữa, tự mình làm lấy tất cả. Tất nhiên, sức người có hạn, nói vậy chứ không thể làm được. Đã nhờ cậy tới người khác, nhất định phải biết cách tin tưởng, còn nếu suốt ngày kiểm soát, soi mói, chỉ tổ tạo không khí căng thẳng mà thôi.

Cổ nhân khi xưa rất thấm thía điều này, và ta có thể hiểu rõ hơn câu chuyện của hai vị Hoàn Công và Quản Trọng. Tề Hoàn Công là vị vua thứ 16 của nước Tế, chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Ông là vị vua chư hầu xưng bá chủ đầu tiên thời Xuân thu, là người rất có tài.

co-nhan-day-rang-khong-tin-khong-dung-da-dung-phai-tin
Trong vòng vài thập kỷ, dưới sự quản lý của Quản Trọng, nhà Tề trở thành nước giàu có nhất Trung Hoa

Lẽ thường, chẳng ai chọn gần người đã từng có ý định giết mình, cũng chẳng muốn thuê người mà sơ yếu lý lịch toàn dự án thất bại. Vậy tại sao Tề Hoàn Công lại sẵn sàng trọng dụng Quản Trọng, người đã phạm vào cả hai tội ấy?

Quản Trọng từng làm việc dưới trướng một địch thủ của Hoàn Công, đã cố giết ông theo lệnh chủ nhân cũ. Chưa kể, ông cũng chưa từng thành công trong bất cứ công việc nào trước đây, từng là người buôn bán tầm thường, khi đi lính lại còn bỏ trốn.

Thế nhưng, qua lời tham vấn của viên cận thần Bào Thúc Nha – vốn là bạn thân của Quản Trọng, Hoàn Công đã học cách đánh giá vị này theo một thước đo khác. Bào Thúc Nha vốn làm việc cùng Quản Trọng từ khi còn trẻ, nói rằng ông thất bại không phải là do năng lực kém. Thực tế, ưu điểm của ông là luôn vì lợi ích của người dân, chứ không phải là vì chủ tử. Viên cận thần nói: "Nếu ngài chỉ muốn cai trị một nước, dùng tôi có lẽ là đủ. Nhưng nếu ngài muốn thống trị toàn Trung Hoa, không ai tốt hơn Quản Trọng". 

Hai ngày sau đó, Hoán Công liên tục cho vời Quản Trọng tới bàn luận. Sau những lần đó, ông nhận ra mình đã bỏ qua ưu điểm của vị tướng này. Quản Trọng chính là hiện thân của tầm nhìn rộng lớn, khoáng đạt mà ông cần cho triều đại của mình. Vua tin dùng Quản Trọng, và triều đại nhà Tề bắt đầu hưng thịnh.

Quản Trọng sau đó áp dụng nguyên tắc thuận theo tự nhiên của Đạo gia mà cai quản. Ông dạy cho người dân về chuẩn mực đạo đức trong Nho giáo, coi trọng 4 trụ cột lễ nghi, công bằng, chính trực và danh dự; nhờ đó, khuyến khích bản tính tốt đẹp của con người. Được vua Tề tin tưởng, ông cũng tin cậy nhân dân siêng năng chăm làm, không thu thuế nặng hay cai trị hà khắc.

Trong vòng vài thập kỷ, dưới sự quản lý của Quản Trọng, nhà Tề trở thành nước giàu có nhất Trung Hoa. Quân đội của họ được triển khai chỉ nhằm mục đích tự phòng vệ và bảo vệ đồng minh khỏi kẻ thù xâm lược. Họ luôn được rèn luyện, trang bị tốt, và luôn bách chiến, bách thắng. Thậm chí, học giả từ nhiều nước khác cũng lặn lội đường xa tới học hỏi.

Cái giá phải trả khi bỏ qua lời khuyên chính trực

Nhiều năm trôi qua, Quản Trọng đã già, chỉ còn có thể nằm liệt trên giường bệnh. Thấy vị quan thông tuệ của mình không còn khỏe, Tề Hoàn Công muốn tìm người thay thế vị trí trọng thần. Ông đề xuất 3 người là Dịch Nha, Thụ Đao và Khai Phương, nhưng Quản Trọng đều gạt đi. 

co-nhan-day-rang-khong-tin-khong-dung-da-dung-phai-tin
Sau khi Quản Trọng qua đời, Hoàn Công lại không nghe lời trọng thần năm xưa can gián, tin dùng ba gian thần

Ông nói rằng, 3 vi này bề ngoài trung thành, nhưng đều từng có các hành vi đê tiện trong gia đình, điều này phản ánh tâm tính nhỏ nhen và thiếu hiểu biết các nguyên tắc đạo đức cơ bản. Có điều, sau khi Quản Trọng qua đời, Hoàn Công lại không nghe, tin dùng ba gian thần.

Năm 643 TCN, ông lâm bệnh nặng, các công tử chẳng quan tâm đến phụ thân, chỉ tranh nhau ngôi vị. Ba vị gian thần lợi dụng lúc này, đưa ông vào giam trong tẩm cung, xây tường rào bao trong cung điện, không cho ai vào gặp. Lúc ông sắp mất, chỉ có một cung nữ tên Án Nga tìm cách trèo tường vào thăm Hoàn công. Vua mới hỏi vì sao không đem đồ ăn hay nước vào, nàng cũng không có cách nào.

Theo Hán thư, học giả Đông Phương Sóc có ghi, Hoàn công nghe xong bèn than: "Than ôi! Thánh nhân có thể thấy trước tai họa! Nếu như phải chết thế này, ta còn mặt mũi nào để nhìn Trọng phụ đây?". Không lâu sau đó, ông qua đời, hưởng thọ 73 tuổi. Khương Vô Truy trnah ngôi bị hại, Khương Chiêu được Tống Trương công ủng hộ lên làm vua. Các con mải tranh chấp quyền lực,mấy tháng sau Hoàn công mới được làm lễ nhập quan, tới năm sau mới được mai táng.

Tổng hợp

Xem thêm: Cổ nhân dạy: “Người nghèo chân không lông, người giàu đỉnh đầu tỏa sáng”, tại sao?

Đọc thêm

Cổ nhân nói “Tiền không vay hai, rượu không uống ba, đường không đi bốn”, là một câu nói truyền miệng nổi tiếng, ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc.

Cổ nhân nói: “Tiền không vay hai, rượu không uống ba, đường không đi bốn”, tại sao vậy?
0 Bình luận

Cổ nhân dạy “Cửa trước không đốt đèn, sâu sau không sáng sủa”, nghe qua rất bình thường nhưng lại ẩn chứa đạo lý thâm sâu trong việc dạy con cháu làm người.

Cổ nhân dạy: “Cửa trước không đốt đèn, sân sau không sáng sủa” có ý nghĩa gì?
0 Bình luận

Cổ nhân căn dặn: “Nghèo cũng đừng chặt 3 loại cây này, con cháu sẽ được bảo vệ”, 3 loại cây mà người xưa nói là gì? Tại sao nhà có 3 loại cây này con cháu lại gặp nhiều may mắn?

Cổ nhân căn dặn: “Nghèo cũng đừng chặt 3 loại cây này, con cháu sẽ được bảo vệ”, đó là 3 loại cây nào?
0 Bình luận

Tin liên quan

Hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến các bộ, ngành để trình thủ tướng đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán và nghỉ lễ Quốc khánh 2023. Vậy Tết Quý Mão 2023 sẽ rơi vào thứ mấy, nghỉ bao nhiêu ngày?

Tết Quý Mão 2023 rơi vào thứ mấy và được nghỉ mấy ngày?
0 Bình luận

Cổ nhân dạy “Người nghèo chân không lông, người giàu đỉnh đầu tỏa sáng”, câu nói này của người xưa ẩn chứa rất nhiều kiến thức thú vị. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cổ nhân dạy: “Người nghèo chân không lông, người giàu đỉnh đầu tỏa sáng”, tại sao?
0 Bình luận

Chúng ta hoàn toàn có thể tự xem chỉ tay của mình thông qua những hướng dẫn, phân tích cơ bản từ bài viết dưới đây của Sống Đẹp.

Xem chỉ tay và những điều chưa biết
0 Bình luận


Bài mới

Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 giờ trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 8 giờ trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đề xuất