Vượt nghịch cảnh, cô gái bán trứng truyền cảm hứng cho mọi người
Cô gái bán trứng nhiễm chất độc màu da cam – Trịnh Thị Thủy với nụ cười rạng rỡ trên môi đã vượt qua mọi khó khăn, lan tỏa yêu thương và tinh thần lạc quan đến mọi người.

Ở ngõ chợ Khâm Thiên, Hà Nội người dân đã rất quen thuộc với hình ảnh cô gái bán trứng – Trịnh Thu Thủy (sinh năm 1987). Bố mẹ qua đời từ 20 năm trước, nên chị Thủy phải ra đời tự lập từ rất sớm. Gia đình có 3 chị em, duy chỉ có chị Thủy bị khuyết tật nặng do ảnh hưởng chất độc da cam từ bố, người đã từng chiến đấu ở chiến trường suốt 12 năm. Tứ chi co quắp, cơ thể yếu ớt, hàm lại bị lệch nặng khiến chị sinh hoạt, giao tiếp rất khó khăn.
Dù cơ thể mang bệnh nặng, nhưng vì hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn nên năm 16 tuổi chị đã phải ra đời bươn chải. Hằng ngày, chị chăm chỉ bán nước chè tươi ở góc phố vỉa hè Khâm Thiên để kiếm từng đồng lẻ trang trải cuộc sống. Từ bán nước, bán cà đến làm sấu, việc nào chị cũng học để làm, kiếm đồng ra đồng vào.
“Mình phải lao động để quên hết bệnh tật. Tuy vất vả nhưng việc kiếm được đồng tiền từ chính mồ hôi công sức của mình, nuôi sống bản thân và giúp đỡ được gia đình nên mình thấy vui lắm, tinh thần cũng thoải mái hơn nhiều”, chị Thủy chia sẻ.

Sau một thời gian bán nước, chị Thủy chuyển sang bán trứng. Suốt 7 năm qua, bất kể nắng mưa chị đều đẩy xe hàng ra chợ. Dẫu có nhiều hôm số trứng đem đi bán không vơi quá nửa, nhưng nụ cười trên môi cô gái bán trứng ấy chưa bao giờ tắt.
Với thu nhập từ tiền bán trứng, cố gắng dành dụm ra một khoản để giúp đỡ cho những người khó khăn, đặc biệt là những em nhỏ mắc ung thư. “Bố mình cũng từng là bệnh nhân ung thư, nên mình hiểu rõ sự cực khổ, khó khăn của căn bệnh này”, chị Thủy nói. Hiện chị Thủy cùng với một người em đang làm công việc nấu ăn cho chương trình “Trao yêu thương” ở bệnh viện K cơ sở Tân Triều.
“Mỗi người góp một ít, có chị ủng hộ bằng tiền, có chị lại ủng hộ bằng gạo, nói chung mọi người có gì góp nấy. Còn mình có trứng thì ủng hộ 50 quả trứng”, chị Thủy cười nói.
Cuộc sống của cô gái bán trứng hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập hằng ngày chẳng đáng là bao, lại còn phải chăm sóc anh trai từng bị tai nạn giao thông nhưng chị vẫn dành dụm những suất quà khao tặng cho những số phận kém may mắn hơn mình. Với tinh thần lạc quan và trái tim ấm áp, chị Thùy đã vượt lên nghịch cảnh, lan tỏa tinh thần yêu thương đến với tất cả mọi người.
Theo VTV
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, người phụ khuyết tật miệt mài dệt vải nuôi sống bản thân và gia đình
Đọc thêm
Không đầu hàng trước số phận, chị Đinh Thị Brăi (SN 1993, làng Hven, Gia Lai) không ngừng vươn nuôi sống bản thân và lan tỏa tinh thần tích cực đến cộng đồng.
Nỗ lực vượt lên nghịch cảnh, chàng trai không chân Đinh Công Hùng (Hòa Bình) mở xưởng thủ công mỹ nghệ làm lồng chim, nuôi sống bản thân và gia đình, truyền cảm hứng cho nhiều người đồng cảnh ngộ.
Hành trình vượt lên khó khăn, dám nghĩ dám làm, tự tin vững bước trên con đường mình đã chọn của cô gái xương thủy tinh – Hoàng Thị Minh khiến nhiều người khâm phục.
Tin liên quan
"Tôi là bác sĩ, nếu bạn cần giúp đỡ xin hãy dừng xe tôi lại" - đó là dòng chữ được bác sĩ Mạnh dán phía sau xe ô tô của mình với hi vọng trên những cung đường anh đi qua có thể giúp đỡ được nhiều người gặp nguy hiểm.
Dù không thể tự đi lại, nhưng cô gái 8X - Nguyễn Thị Nhung (1982, Hà Nội) vẫn miệt mài cống hiến cho đời qua nhóm tình nguyện Hạc Giấy cho mình sáng lập.
5 năm qua, Bí thư Đoàn Hậu Giang Dương Văn Minh luôn miệt mài cống hiến sức trẻ để giúp người khốn khó vượt qua nghịch cảnh.