Tuân Du - "bậc thầy mưu trí" thời Tam Quốc: Kiếm có thể buông, đầu có thể lìa nhưng mưu thì không 

Tuân Du được xem là "bậc trí mưu". Tài hoa bậc nhất của người này nằm ở khả năng giữ im lặng trước những vấn đề nghiêm trọng. Tuân du không khoe khoang ưu điểm, không cường điệu hóa công cán của mình.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tuân Du là ai?

Tuân Du (157 - 214) tự Công Đạt, là một mưu sĩ giỏi của Tào Tháo thời Tam Quốc. Để phân biệt với người chú họ của Tuân Du là Tuân Úc cũng làm quan trong triều đình, người đương thời gọi ông là Tuân Quân sự, còn Tuân Úc là Tuân Lệnh quân.

Sử sách Trung Quốc đánh giá, Tuân Du là "bậc mưu trí", còn Tuân Úc là "bậc nhân đức". Tuân Úc "tiến việc thiện, chưa tiến cử được không chịu thôi". Tuân Du "trừ ác, chưa trừ bỏ xong không chịu dừng".

Nói về thân thế của Tuân Du, Hán Hậu Thư và Tam quốc chí chép: Ông là người làng Dĩnh Am, đất Dĩnh Xuyên, là hậu duệ của Tuân Toại, cũng là ông cụ của Tuân Úc. Cha của Du là Tuân Di; cha Di, Tuân Đàn cùng một người anh là Tuân Dục vốn là cháu nội của Toại và con một người anh của Tuân Thục, ông nội Úc. Úc chính là đương thúc (chú họ) của Du, vì vậy Du gọi Úc là thúc, dù lớn hơn 6 tuổi.

Tuân Du mồ côi từ nhỏ. Năm 13 tuổi, ông nội là Tuân Đàm cũng mất. Có người hầu xin ra trông mộ Đàm, Du tuy nhỏ tuổi nhưng trông mặt kẻ đó liền nói rằng đây là kẻ gian tà. Chú của Du sai người điều tra, quả nhiên kẻ đó là tội phạm giết người bỏ trốn.

Chuyen-chua-ke-ve-dinh-cao-muu-luoc-cua-Tuan-Du

Đánh giá về con người Tuân Du, có thể khái quát như sau: Ông là người kín đáo, khéo phòng họa hoạn. Từ khi theo Tào Tháo đi chinh phạt, thường ở trong màn trướng bày mưu tính kế, không nói lại với ai. Người đương thời, kể cả người nhà của ông, đều chẳng biế Tháo và Du từng bàn tính những gì.

Sinh thời, Tào Tháo từng khen Tuân Du: "Công Đạt ngoài mặt tỏ ra là mình ngu dốt mà bên trong có nhiều mưu kế, vẻ ngoài hèn nhát mà trong tâm dũng mãnh, bên ngoài tỏ vẻ yếu đuối mà trong bụng cương cường, chẳng hề khoa trương, không khoe công lao, bậc trí nhân mới có thể sánh cùng, người ngu chẳng thể nào theo kịp được, dẫu Nhan Tử, Ninh Vũ cũng không sao hơn được vậy".

Sử gia Trần Thọ trong Tam quốc chí thì đánh giá rằng: "Tuân Du, Giả Hủ toan tính cơ hồ không hề sơ sót, đạt đến mức thấu hiểu quyền biến, đại khái là gần được như Lương, Bình vậy".

Còn trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa, Tuân Du xuất hiện ở Hồi thứ 10. Khi đó, Tào Tháo đang ở huyện Duyện Châu chiêu mộ thu dùng người hiền sĩ. Tuân Du cùng chú là Tuân Úc đến đầu quân cho Tháo. Ông vốn nức tiếng là một danh sĩ, trước đã làm hoàng môn thi lang, sau bỏ về làng, nay theo chú sang với Tháo. Tào Tháo phong cho làm Hành quân Giáo thụ.

Tuân Du lại tiến cử cho Tào Tháo một mưu sĩ khác là Trình Dục và khuyên "Người ấy chúa công nên dùng". Tào Tháo chấp nhận ý kiến của Tuân Du, và chọn dùng Trình Dục.

Nhà văn La Quán Trung hư cấu ra việc rằng khi nhân vật Tuân Du phản đối Tào Tháo xưng vương, nhân vật Tào Tháo nói "kẻ này cũng muốn bắt chước Tuân Úc ngày xưa đây mà", khiến nhân vật Tuân Du lo sợ, uống thuốc độc chết. Sự việc hư cấu này hoàn toàn trái ngược với sự kín đáo, khôn khéo phòng họa hoạn của Tuân Du trong lịch sử.

Đỉnh cao mưu lược của Tuân Du

Đầu có thể lìa nhưng trí không được nhụt

Nói về chuyện này, phải nhắc đến tuổi thơ trắc trở của Tuân Du. Theo sử chép, Tuân Du có cuộc sống khó khăn hơn thúc thúc là Tuân Úc. Cha mẹ mất sớm, ông trở thành trẻ mồ côi, phải sống cùng ông nội là Tuân Đàm.

Lúc Tuân Du bảy, tám tuổi, ông vô tình bị người chú Tuân Cù làm bị thương ở tai. Sau khi tỉnh dậy, ông chú đã quên sạch việc mình làm trong lúc say. Song ông phát hiện 1 điều lạ: Đứa cháu trai thường ngày gần gũi với mình giờ đây lại có ý lảng tránh khi gặp ông.

Hóa ra, Tuân Du vì không muốn chú biết chuyện sẽ áy náy tự trách nên ngay cả khi chơi đùa, cũng luôn cố gắng để chú không nhìn thấy vết thương ở tai của mình.

Sau khi biết chuyện, Tuân Cù không khỏi thốt lên: "Đứa trẻ này trưởng thành sớm quá!". 

Tuân Du không chỉ biết đối nhân xử thế mà còn có thể nhìn thấu lòng người.

Năm Tuân Du 13 tuổi, ông nội qua đời. Lúc này một viên quan tên Trương Quyền ngày trước từng làm việc cho ông nội Tuân Đàm bất ngờ chủ động xin được canh mộ ông. 

Chuyen-chua-ke-ve-dinh-cao-muu-luoc-cua-Tuan-Du-6

Mọi người đều cho rằng Trương Quyền là người trọng tình trọng nghĩa nhưng Tuân Du lại nói với chú Tuân Cù là: "Vẻ mặt của người này không bình thường. Con đoán là anh ta đã làm chuyện gì xấu, muốn che dấu nên mới tìm đến đây."

Nghe xong, Tuân Cù cho người điều tra thì quả đúng như  Tuân Du đoán. Trương Quyền là tội phạm giết người bỏ trốn, muốn ẩn mình bằng cách canh giữ lăng mộ. Kể từ đó, trí tuệ của Tuân Du vang danh muôn nơi. 

Sau đó, Tuân Du góp mặt trong danh sách 20 hào sĩ xuất chúng được triều đình công bố. Ông đảm đương chức hoàng môn thị lang, kể từ đây, ông chính thức bước lên khán đài lịch sử.

Khi đó, đại tướng quân Hà Tiến vì muốn lật đổ Thập thường thị nên đã triệu Đổng Trác đến Bắc Kinh. Nào ngờ cuối cùng hành động này lại trở thành dẫn sói vào nhà. Đổng Trác dẫn quân vào Bắc KInh thừa thế lộng hành, thiên hạ dưới thời nhà Hán đại loạn.

Tuân Du đau xót, muốn loại trừ Đổng Trác nên đã lén bàn với một vài người lập mưu khử Đổng Trác. Song kế hoạch bị bại lộ, Tuân Du và bạn của ông là người cầm đầu phải ngồi tù. Sau khi vào tù, bạn của ông biết khó lòng có thể ra ngoài, sợ hãi tuyệt vọng nên đã tự tử.

Chứng kiến cảnh ấy, Tuân Du rất buồn nhưng cũng rất căm phẫn. Ông không lựa chọn bỏ trốn mà ở trong đó điềm nhiên ăn cơm 3 bữa, không bỏ bữa nào.

Chiến thắng cuối cùng cũng thuộc về kẻ kiên trì. Không lâu sau, Đổng Trác bị Vương Doãn và Lã Bố giết, Tuân Du được tại ngoại trong vinh quang. Tuân Du nhận ra: Muốn lật ngược tình thế, chỉ dựa vào lòng yêu nước sục sôi là chưa đủ.

Vì vậy, ông quyết định lên kế hoạch, bắt đầu lại từ đầu, đối phó với tình thế hỗn loạn bằng đôi mắt mới mẻ.

Kiếm có thể buông nhưng mưu thì không

Người ta nói, hiệp sĩ dùng kiếm, chỉ có một đối một với kẻ thù. Tuệ sĩ dùng kế, một mình có thể đấu lại ngàn vạn mã. Trong ván cờ hỗn loạn, chỉ người thông minh mới có thể đi nước trước. Tuân Du muốn là người đi trước nên đã chủ động xin đi làm Thái thú ở Thục quận.

Khi ấy thiên hạ loạn lạc, chỉ có đất Thục "tình thế hiểm trở nhưng bá tính yên ổn", không bị chiến sự ảnh hưởng. Triều đình đồng ý cho Tuân Du đi nhưng do đường đi hiểm trở nên ông tạm thời lưu trú tại Kinh Châu.

Lúc đó là năm Kiến An nguyên niên, Tào Tháo vừa mới đón Hiến Đế về Hứa Xương, và bắt đầu chiêu mộ nhân tài khắp nơi dưới danh nghĩa Hiến Đế.

Tuân Du tiếng tăm vang xa đương nhiên là 1 trong số những hiền tài mà Tào Tháo muốn có được. Lúc này, Tháo viết thư cho Du nói rằng: "Hiện nay thiên hạ đại loạn, ấy là lúc bậc trí sĩ phải lao tâm. Vậy mà người lại vào Thục Hán ngóng đợi thiên hạ có biến, chẳng phải bó phí mất thời gian hay sao?".

Đọc xong thư, Tuân Du lập tức khởi hành đến Hứa Xương. Ngay khi vừa đến, ông được Tào Tháo chào đón nồng nhiệt. Từ đó, Du trở thành quân sư cho Tháo. Mỗi lần xuất trận, ông đều ở trong màn chướng góp ý cho Tào Tháo.

Chuyen-chua-ke-ve-dinh-cao-muu-luoc-cua-Tuan-Du-4

Năm thứ ba Kiến An, Tào Tháo xuất binh đánh Lã Bố. Lã Bố bại trận lui về thủ ở Hạ Bì. lã Bố cố thủ không ra, quân Tào tấn công không thuận. Sau đó, quân Tào Tháo quyết định rút về.

Nhưng Tuân Du can, ông giải thích: "Lã Bố là kẻ hữu dũng vô mưu, nay giao chiến ba trận đều thua cả, nhuệ khí đã suy rồi. Tướng đã suy thì quân cũng chẳng có chí phấn đấu. Trần Cung tuy mưu trí nhưng chậm chạp. Nay chí khí của Bố chưa hồi phục, mưu kế của Cung chưa định. Ta tiến đánh gấp có thể bắt được Bố".

Tuân Du cũng đề xuất với Tào Tháo chiến lược "rút nước từ sông Nghi sông Tứ làm ngập thành Bì". Tào Tháo nghe theo, thành công bắt sống Lã Bố. Bắt Lã Bố chỉ là một thử nghiệm nhỏ, trận chiến tại Quan Độ mới là chiến thắng vang dội của Tuân Du.

Những ngày đầu của trận Quan Độ, Viên THiệu đã phái tướng Nhan Lương tấn công thành Bạch Mã nhằm tạo thế thượng phong. Tào THáo muốn tiêu diệt Nhan Lương nhưng chưa biết phải làm sao, lúc này Tuân Du đưa ra ý kiến:  Áp dụng chiến thuật dương đông kích tây, giả vờ đánh phía tây Bạch Mã, thu hút sự chú ý của Viên Thiệu, phân tán binh lực chớp thời cơ tập trung lực lượng tấn công tiêu diệt Nhan Lương.

Ở trận này, Tào Thái thành công giết chết Nhan Lương. Thấy Lương bị giết, Thiệu sai tướng Văn Xúy đuổi theo Tào Tháo. Các tướng thấy rất đông địch đang đuổi đến gần, đều cho rằng nên quay về bảo vệ doanh trại. Nhưng Du lại nói: "Địch tự dẫn xác đến, sao ta có thể bỏ đi được!".

Tháo và Du lúc này nhìn nhau cười. Tào Tháo ra lệnh cho quân mau chóng ném quan nhu xuống làm mồi nhử. Quân Viên do Văn Xúy dẫn đầu trúng kế tranh nhau quân nhu. Nhân lúc hỗn loạn, Tào Tháo phái kỵ mã đánh phá tan quân địch. Trận này, Tháo giết chết được Văn Xúy.

Ở trận Quan Độ, Du dốc sức hỗ trợ kế hoạch tấn công kho lương thực nhà Viễn của Hứa Du. Ông giúp Tào Tháo giành được thắng lợi cuối cùng trong trận chiến tại Quan Độ.

Trong trận Quan Độ, Tào Tháo ban đầu từ yếu thế cuối cùng lại có thể lật ngược tình thế. Công lao lớn nhất thuộc về Tuân Du.

Người thông minh thường khiêm nhường

Sau khi bình định được phương bắc, Tào Tháo vì muốn úy lạo Tuân Du nên lập tức dâng biểu thỉnh cầu Hiền Đế bản thưởng cho ông. Trong biểu có viết: Quân sư Tuân Du phụ tá thần từ thuở ban đầu, không lần chinh chiến nào không đi theo, công lao thắng địch trước nay đều là mưu của Du vậy".

Sau cùng, Tuân Du được phong làm Lăng thụ định hầu. Từ đó "Quân sư Tuân Du" vang danh khắp thiên hạ. Được sắc phong là một chuyện vui mừng, cho nên em họ Tân Thao cũng đến để chúc mừng Tuân Du. 

Tảo hỏi Du: "Tôi nghe nói cuộc tấn công vào Hà Bắc là diệu kế của anh. Anh kể cho tôi nghe về tình hình lúc đó đi". 

Tuân Du vốn kiệm lời, mà liên quan đến chuyện quốc gia xưa nay chưa từng hé răng nửa lời. Trước sự tò mò của em họ, ông chỉ đáp dửng dưng: "Làm sao tôi biết được kế hoạch trị bình của Đại Vương. Hơn nữa đây là công lao của quân đội triều đình, có liên quan gì đến tôi?". Từ đó về sau, không một ai ngoài gia tộc hỏi Tuân Du về quân sự nữa.

Chuyen-chua-ke-ve-dinh-cao-muu-luoc-cua-Tuan-Du-1

Tuân Du vốn là người như vậy, ông không bao giờ khoe khoang ưu điểm, không cường điệu hóa công lao. Thế nên, Tào Tháo luôn căn dặn Tào Phi rằng: "Tuân Công Đạt, người là đáng bậc sư biểu, ngươi phải hết lòng kính lễ người ấy".

Một lần nọ, Tuân Du bị ốm, Tào Phi đến thăm, cung kính quỳ lạy trước giường vô cùng kính cẩn. Tào Phi còn đối xử trọng hậu như vậy mới có thể bộc lộ được sự tôn quý và thành kính với địa vị của Tuân Du.

Bởi vì ông quá khiêm tốn, cho nên có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời đã không được truyền lại cho hậu thế. Lúc sinh thời ông có 12 kế sách lạ, nhưng chỉ có người bạn thân của ông là Chung Do biết về nó.

Sau khi Tuân Du qua đời, Chung Do đã lên kế hoạch biên soạn mười hai thủ thuật này, nhưng chưa kịp hoàn thành chúng thì ông cũng qua đời. Vì vậy mà mười hai tuyệt kế này cũng biến mất cùng dòng sông dài lịch sử.

Xem thêm: Học được gì từ "Đạo dùng người" của 3 "ông lớn" thời Tam Quốc?

Đọc thêm

Gia Cát Lượng, Ngụy Diên, Vương Lãng... đều là những nhân vật lớn thời Tam Quốc. Thế nhưng, sau cùng, họ đều rời xa cõi trần vì chữ "quá".

Gia Cát Lượng và 5 nhân vật lớn thời Tam Quốc chết vì chữ 'QUÁ'
0 Bình luận

“Tam quốc diễn nghĩa” – Tác phẩm bất hủ của La Quán Trung đã rất thành công khi khắc họa sinh động, chi tiết nhiều nhân vật lịch sử. Trong tác phẩm này, có rất nhiều câu nói thương tâm mà cho đến nay vấn khiến người đời thổn thức mãi không thôi.

Trong “Tam quốc diễn nghĩa” có 4 câu nói thương tâm khiến hậu thế xót xa thổn thức
0 Bình luận

Tào Tháo bị gọi là "gian hùng" vì sở thích kỳ dị chung giường với vợ kẻ thù. Còn Hòa Thân thời Thanh triều lại mê mẩn vợ cũ người khác, Hắn dám lén đưa cung nữ của Càng Long về phủ làm vợ bé, biến con nuôi thành tình nhân.

Thời Tam Quốc có Tào Tháo thích chung giường với vợ kẻ thù, thời nhà Thanh có Hòa Thân mê vợ cũ người khác
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất