Chốt một việc lớn - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Là con một, lại là con gái, đúng là rất nên có những cuộc nói chuyện chỉ có bố mẹ và mình. Tôi đã ngồi lại với bố mẹ và chốt được 1 việc lớn "sau này".

Thú thật 40 năm qua, tôi chưa từng làm việc này. Cuộc sống tự lập và gắn bó với bà ngoại là nhiều nên với tôi bố mẹ chỉ là những "người bạn nhiều tuổi". Nhiệm vụ báo hiếu tôi cũng làm xong đủ rồi, lúc cần tiền dù đi vay, cũng không tiếc gì bố mẹ.
Cuộc nói chuyện chỉ thống nhất vài điểm sau, tôi xin chia sẻ ra đây. Con một 8X ở quê ta còn ít chứ ở Nhật, Hàn, Trung Quốc là chuyện phổ biến, nên tôi tin "các bạn ấy" cũng từng phải đối diện với nhiều vấn đề như tôi.
1. Nếu bố hay mẹ qua đời, tôi và các con tôi không phải sống cùng người còn lại. Việc này tưởng đơn giản, nhưng với những gia đình chỉ có 1 con và con đã lập gia đình lại là... một quyết định "khó khăn".
Nhưng "3 chúng tôi" cho rằng quyết định này là hợp lý, phù hợp với hiện tại (tôi không sống cùng bố mẹ) và nhỡ tôi là người qua đời trước thì sao hoặc tôi sẽ sống ở nước ngoài sau 50 tuổi.

Như vậy trong "3 chúng tôi" bất cứ ai qua đời trước cũng không ảnh hưởng tới 2 người còn lại. Hai người còn lại hoàn toàn có thể bắt đầu cuộc sống mới với tâm thế "độc thân, tự tin, ổn định".
2. Sẽ không có bàn thờ, không có giỗ mà chỉ có góc tưởng niệm trong nhà. Người còn sống thích giỗ lúc nào cũng được, ghép cùng Tết hoặc vào buổi đêm tranh thủ thưởng trăng sáng chẳng hạn hoặc vào lúc đón giao thừa.
Điều này cũng khác biệt với nhiều gia đình khác, nhưng chắc chắn đảm bảo được việc giỗ chạp, cúng tế không ảnh hưởng tới cuộc sống của những người "còn lại".
3. Tài sản sẽ được chia theo đúng luật thừa kế hiện hành hoặc di chúc (nếu có) nếu là tài sản riêng của từng người.
Cảm ơn bố mẹ vì chỉ sinh ra một mình tôi.
Xem thêm: Cha mẹ còn đủ tiền tiêu không? - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Tôi chưa bao giờ phủ nhận niềm tin về định mệnh trong đời mình. Đi đến bất cứ nơi đâu, gặp bất kỳ ai, tôi đều luôn tin vào sự sắp đặt của số phận.
Người ta vẫn thương nói, vợ chồng tương xứng thì có thể hạnh phúc hơn. Tương xứng ở đây là về mặt hình thức, gia đình, trình độ học vấn, môi trường sống…
Con dâu nói: “Nấu lạt tý bà lại chê nhạt nhẻo, giờ nấu mặn chút bà lại bảo nuốt không vô, rốt cuộc bà muốn sao đây?”
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.