Chàng trai tặng hàng ngàn suất cơm cho người khó khăn
Anh Phạm Hữu Tình sinh năm 1984, là người sáng lập CLB Nghĩa Tình Đất Việt. Sau 10 năm hoạt động, CLB của anh đã hỗ trợ cho rất nhiều hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.

Chứng kiến dịch bệnh bùng phát tại Sài Gòn khiến rất nhiều người lao động nghèo, người vô gia cư phải lao đao, chàng trai Phạm Hữu Tình đã rong ruổi khắp mọi nẻo đường để chuyển các phần quà là nhu yếu phẩm thiết yếu nhằm giúp họ giảm bớt gánh nặng cơm áo hàng ngày.


Thời gian vừa qua, chàng trai Phạm Hữu Tình ngày đêm đi đến từng ngõ hẻm để trao tận tay từng phần quà. Chỉ cần nghe tin có khu vực bị thiếu thực phẩm, anh lập tức xin địa chỉ và giao ngay cho các hộ dân đó.
Mỗi phần quà của chàng trai Phạm Hữu Tình gồm nhiều nhu yếu phẩm thiết yếu như gạo, nước mắm, bầu bí, vitamin, thuốc hạ sốt… Nhìn thấy những phần quà của anh, người dân tỏ ra khá bất ngờ vì quá nhiều, thậm chí dùng đủ cho cả tuần.


“Mỗi lần đi phát quà, tôi thường về rất khuya, tuy nhiên có gia đình ủng hộ nên tôi cũng rất yên tâm làm việc giúp mọi người. Gia đình tôi cũng đã quá quen với việc tôi đi làm từ thiện hơn 10 năm qua.
Ngoài việc phát quà, mỗi đêm tôi còn hỗ trợ chở người dân có hoàn cảnh khó khăn bị kẹt trên đường không có xe về an toàn” – chàng trai Phạm Hữu Tình chia sẻ.


Anh tâm sự thêm trong suốt 10 năm đi làm việc thiện, anh không mong mọi người đền đáp hay quay trở lại giúp anh.
Tuy nhiên ở đợt dịch thứ 4 này, chính những bà con năm xưa anh giúp đỡ dù không giàu có vẫn tích góp gửi anh để hỗ trợ người dân Sài Gòn đang gặp khó khăn. Điều này khiến anh không khỏi xúc động đến rơi nước mắt.



Không chỉ đi phát quà từ thiện mỗi đêm, anh Phạm Hữu Tình còn tham gia CLB “Suối mát từ tâm” nấu hàng ngàn suất ăn miễn phí mỗi ngày cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người đang ở trong khu cách ly, phong tỏa tại Sài Gòn.
Dù vô cùng bận rộn nhưng nghĩ đến ý nghĩa của nó, anh càng quyết tâm hơn để tiếp tục giúp đỡ mọi người. “Công việc tôi làm cho mọi người cũng bình thường vì đã hơn 10 năm qua tôi vẫn hăng say làm việc này. Đây là tâm huyết và đam mê của tôi. Khi hết dịch, tôi vẫn sẽ làm công việc này để có thể giúp được nhiều người hơn. Trước mắt, tôi sẽ vẫn cố gắng thực hiện nó đến khi nào không thể làm được thì mới thôi” – anh bày tỏ.
Anh Tây làm shipper phát cơm từ thiện, kêu gọi ủng hộ giúp người nghèo giữa mùa dịch
Đọc thêm
Không có nhà, không có đất đai canh tác, chi phí hằng ngày chỉ trông vào đồng tiền làm thuê, vậy mà vợ chồng ông Sáng vẫn miệt mà phát cơm, phát quần áo từ thiện cho người nghèo khó.
Vì không thể tiếp tục công việc giảng dạy giữa mùa dịch, một anh Tây đang sinh sống ở Sài Gòn đã chuyển sang làm shipper, rong ruổi trên khắp nẻo đường phát cơm từ thiện cho người nghèo.
Ông Nguyễn Thanh Cường có biệt danh là "Cường Ba Cu" từng có quá khứ lừng lẫy, chiến tích đầy người. Thế mà sau 4 lần vào tù ra tội đã hoàn lương, đi phát cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.