Gã giang hồ 4 lần vào tù ra tội hoàn lương, cặm cụi đi phát cơm từ thiện cho bệnh nhân nghèo
Ông Nguyễn Thanh Cường có biệt danh là "Cường Ba Cu" từng có quá khứ lừng lẫy, chiến tích đầy người. Thế mà sau 4 lần vào tù ra tội đã hoàn lương, đi phát cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo.

Gã giang hồ 4 lần vào tù ra tội
Vài năm nay, bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện Ung bướu (TP Hồ Chí Minh) không ai là không biết người đàn ông có nước da ngăm đen, tay cầm chiếc loa liên tục réo mọi người xếp hàng nhận cơm. Đó la foong Nguyễn Thanh Cường (49 tuổi, ngụ quận 3).
Những năm cuối thập niên 1980, ông Cường Ba Cu là gã giang hồ khét tiếng. Ai nhìn thấy cũng phải khiếp vía vài phần. Ấy thế mà, chẳng ai ngờ được gã giang hồ ngày nào giờ "sống khác" quá.
Theo báo Thanh Niên, khi nói về bản thân mình của hiện tại, ông Cường chỉ kể về chuyện làm từ thiện. Nhiều lúc ông muốn quên đi, ít nhắc về quá khứ tội lỗi của mình.
Trong một cuộc nói chuyện vào năm 2019, ông Cường kể: Những năm tháng tuổi trẻ đầy háo thắng, ông đi ăn cướp để chứng minh mình to gan. Ban đầu ông nghĩ mình giống như một hiệp sĩ,. thấy chuyện bất bình liền ra tay bắt cướp.

Nhưng những lần đánh cướp, cướp bỏ lại xe tang vật, ông không cầm lòng được mà mang đi bán kiếm tiền. Dần dần, ông chuyên "đi rình" những tên cướp để cướp lại của chúng. Thế là từ một con người lương thiện, ông nhuộm đen cuộc đời mình bằng những lần vào tù ra tội.
Ông Cường kể, năm 1987, ông bắt đầu đi cướp của người khác. Sau đó táo tợn hơn là đâm thuê chém mướn, bảo kê cờ bạc. Chẳng món nghề gì của giang hồ khi ấy ông chưa từng trải qua. Nghĩ lại thấy ghê sợ chính bản thân mình.
"Tôi bỏ học, gia đình chửi bới rất nhiều. Tôi trả lời tôi không thích đi học nữa, tôi thích đi cướp. Ông già đánh tôi gãy ngón tay sau đó bỏ tôi luôn. Năm 17 tuổi, tôi đi cướp đủ tiền mua nhà luôn. Lúc đó nghĩ, tiền kiếm dễ quá mà, tôi đi học để làm gì cho khổ”, ông Cường nhớ lại.
Vào năm 17 tuổi, ông Cường bị bắt vì tội Cướp giật tài sản. Sau khi ra tù, không nghề nghiệp, ông tìm đổ cách để kiếm sống. Trong lần gặp bạn cũ được rủ rê, ông lại bắt đầu nghề cờ bạc.
Nghề này mới cho ông dư dả tiền bạc, chơi bời nhưng cũng buộc ông không dưới 3 lần phải vào tù liên tiếp. Đến thời điểm khoảng năm 2000 ông lấy vợ, hoàn lương và quyết làm lại cuộc đời.
"Sau này tôi tu tâm dưỡng tính. Tôi lo lấy vợ, làm ăn đàng hoàng. Lúc tôi lấy vợ, gia đình 8 anh chị em ruột mà chỉ có mình mẹ và thằng em ruột đi đám. Lúc ông già trăn trối, nói tôi ráng làm người đừng tù tội nữa. Tôi khóc 3 ngày 3 đêm rồi quyết định buông bỏ”, ông chia sẻ.
Làm từ thiện sau lần chứng kiến bạn chết vì ung thư
Ông Cường cho biết, bản thân có nhiều bạn bè chết vì bệnh ung thư, trong đó có một người bạn thân. Hôm ngồi trong Bệnh viện Ung bướu, sau khi bạn mất, ông tự hứa với bạn sẽ làm từ thiện ở bệnh viện trong 49 ngày để tiễn biệt.
Thế nhưng, sau 49 ngày ông ngừng phát, nhiều người vẫn đứng chờ ông với hy vọng sẽ tiếp tục nhận được cơm từ thiện. Không cầm được lòng, ông lại đi mua bánh mì, sữa... về phát cho bà con nghèo.
Từ hôm ấy, ngày nào ông cũng chở cơm ra trước bệnh viện phát miễn phí cho bà con. Tính đến năm 2019, cũng tròn 6 năm ông "hành nghề" phát cơm miễn phí.
Ông Cường kể: "Gần tới giờ tôi mà không ra bệnh viện phát cơm là nó bồn chồn khó chịu. Giống như tôi có lỗi với ai vậy đó. Mà ra tới nơi thấy bệnh nhân là người ta xếp hàng chờ đợi như muốn rớt nước mắt”.

Cũng theo ông Cường, hồi mới phát cơm, những người sống lang thang ở trước bệnh viện hay ra giành giật, chen lấn móc túi. Dần dà vài người lại thấy ông phát cơm họ cũng hăng hái xắn tay vào phụ ông.
“Người đó là người xấu nhưng thấy tôi làm từ thiện riết rồi hình như cũng hiền theo, không muốn xấu nữa”, ông Cường nói.
Ông cũng thừa nhận, tình trạng tham vặt, cố chen lấn gây rối ở bệnh viện mỗi khi ông phát cơm là có. Nhưng chuyện giang hồ đi đánh người làm từ thiện ở bệnh viện này thì ông chưa chứng kiến bao giờ.
Được biết, ông Cường cũng mở một quán cơm cách bệnh viện khoảng 500 mét. Những chủ quán cơm ở gần bệnh viện cũng có lượng khách riêng của họ. Nhưng cứ đến ngày rằm, mùng 1 là họ cũng mang cơm ra phát cho dân nghèo.
"Nói quán cơm ra đánh người giành giật khách thì tội cho người ta quá, không bao giờ có chuyện đó xảy ra”, ông phân trần
Hơn 10 năm hành trình dạy vẽ cho trẻ mắc bệnh down của người thầy đặc biệt Trương Tấn Dũng
Đọc thêm
Mặc kệ những ý kiến trái chiều bên ngoài, anh Nguyễn Ngọc Lượng vẫn ngày đêm lái "chuyến xe tình nghĩa 0 đồng" giúp đỡ bệnh nhân nghèo chuyển viện hoặc trở về với gia đình.
Bén duyên với thiện nguyện từ những năm cấp ba, anh Hoàng Hoa Trung (SN 1990), hay còn gọi là "Trung đồng nát" đã nỗ lực nhiều năm để xây dựng điểm trường mới cho trẻ em vùng cao.
Ca sĩ Hà Anh Tuấn mới đây đã khiến cộng đồng người hâm mộ và cư dân mạng khen ngợi bởi hành động trực tiếp trích 500 triệu từ tiền bán vé cho 2 đêm concert "Veston" tại Đà Lạt để ủng hộ cho quỹ vắc xin COVID-19 của Việt Nam.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.