Chàng trai khiếm thị vươn lên trong cuộc sống bằng nghề chăn nuôi
Vượt nghịch cảnh, chàng trai khiếm thị tên An (SN 1987, làng Ring Rai, xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từng bước vươn lên nuôi sống chính mình và truyền cảm hứng cho mọi người bằng nghề chăn nuôi.

Anh An là người dân tộc thiểu số, bị mù bẩm sinh từ nhỏ, khi ấy hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên việc chữa trị cho An gần như là không thể. Không buông xuôi với số phận mù lòa, An quyết tâm thích nghi và sống cùng khiếm khuyết của bản thân. Ngày nhỏ, An thường theo cha mẹ lên rẫy, những âm thanh của cuộc sống dần thấm sâu vào tâm thức của An và dần tạo cho An thói quen để thích nghi với mọi việc diễn ra xung quanh.
Năm 2017, khi được chính quyền hỗ trợ cặp heo giống, anh An đã rất vui mừng và cố gắng học cách chăm sóc để nuôi dưỡng đàn heo cho khỏe mạnh. Với sự cố gắng không ngừng, chỉ trong 1 năm, anh An đã nhân đàn heo lên thành 8 con. Sau đó, anh đã bán bớt 5 con để mua bò về nuôi. Hiện tại, chàng trai khiếm thị là chủ sở hữu của đã heo 13 con cùng với 2 con bò.
“Hàng ngày, tôi đi xung quanh tìm thân chuối về băm nấu, làm thức ăn cho heo. Tôi cũng sử dụng số tiền 500 ngàn đồng được Nhà nước hỗ trợ hàng tháng cho người khiếm thị để mua thêm cám bổ sung dinh dưỡng cho đàn heo. Sau khi cho heo ăn xong, tôi lại xịt nước để tắm rửa và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Cứ thế đàn heo của tôi ngày càng phát triển khỏe mạnh”, anh An chia sẻ.
Nhắc đến trường hợp của anh An, Bí thư Đoàn xã Hà Bầu Châu Thị Dung cho biết: “Anh An là một trong những tấm gương điển hình cho tinh thần vượt khó, không đầu hàng số phận. Chúng tôi mong muốn anh tiếp tục phấn đấu trở thành tấm gương đầy nghị lực cho các bạn đoàn viên, thanh niên học tập, noi theo”.
Theo báo Gia Lai
Xem thêm: Mẹ ơi! Mẹ có lạnh lắm không – Câu chuyện nhân văn xúc động
Đọc thêm
Dù đi lại khó khăn, nhưng chị Lâm Thị Kim Cúc (SN 1982, Gia Lai) vẫn miệt mài tham gia các hoạt động thiện nguyện với mong muốn giúp mọi người có thêm niềm tin vào cuộc sống.
Vượt lên nỗi đau bệnh tật, nữ giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lương Phú, xã Phong phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, chị Nguyễn Thị Bảy đã tạo việc làm cho hơn 600 lao động nông dân.
Thay vì từ bỏ ước mơ, cậu học trò nhỏ Nguyễn Minh Trung (Cần Thơ) lại quyết tâm vượt qua khiếm khuyết của bản thân, nỗ lực phấn đấu trong tập, truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn bè cùng trang lứa.
Tin liên quan
Nhiều năm qua, người đàn ông ở Quảng Ngãi này vẫn miệt mài thu gom, tái chế xe đạp cũ như thế để tặng cho học trò khó khăn ở địa phương.
Vừa qua, Công ty xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) kết hợp cùng MTTQ quận Lê Chân, TP Hải Phòng tổ chức lễ trao tặng nhà đoàn kết cho 2 hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Bệnh viện Bưu điện quyết định hỗ trợ kinh phí làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho 50 cặp vợ chồng có các vấn đề bệnh lý di truyền và 30 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chưa có con lần nào.