Vượt nghịch cảnh, cậu học trò miền tây nỗ lực viết chữ bằng chân để theo đuổi sự học
Thay vì từ bỏ ước mơ, cậu học trò nhỏ Nguyễn Minh Trung (Cần Thơ) lại quyết tâm vượt qua khiếm khuyết của bản thân, nỗ lực phấn đấu trong tập, truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn bè cùng trang lứa.

Cậu học trò nhỏ Nguyễn Minh Trung từ khi mới sinh ra đã bị liệt cả hai tay, cha em đã bỏ đi từ ấy, mẹ em vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên khăn gói lên tận Đồng Nai để làm công nhân xí nghiệp. Từ khi mới lọt lòng đến nay, Trung được một bay ông bà ngoại chăm sóc. Hoàn cảnh gia đình ông bà ngoại của em cũng rất khó khăn, khi vừa phải nuôi cháu nhỏ, lại vừa phải chăm sóc một người con năm nay 38 tuổi bị sốt bại não nằm một chỗ.
Ông Trần Công Quyến, ngoại của Trung cho biết, gia đình chạy chữa khắp nơi nhưng chỉ có thể giữ được đôi chân cho em. Để có được bước đi như ngày hôm nay, Trung đã phải nhiều lần phẫu thuật chuyển cơ, tập vật lý trị liệu. “Mỗi khi đến trường, tôi đều phải bế cháu đến tận lớp. Mãi đến khi học lớp 4, Trung mới tự đi vững được”, ông ngoại Trung tâm sự.

Mặc dù bản thân bị liệt cả hai tay, nhưng cậu học trò nhỏ không mặc cảm mà thay vào đó nỗ lực luyện viết bằng chân. Sau nhiều nỗ lực, vất vả, hiện tại Trung đã có thể viết chữ thành thạo và làm được một số việc trong sinh hoạt hằng ngày. “Lần đầu cầm viết rất khó, viết được vài chữ thì rớt viết, chân thì run với đau khủng khiếp. Việt lật sách vở đối với em cũng rất khó. Nhưng em không bỏ cuộc, ngày nào cũng rắn răn luyện tập thế là sau 3 tháng em đã tập tành viết được những chữ cái đầu tiên. Mặc dù chậm hơn nhiều so với các bạn viết bằng tay, nhưng em vẫn quyết tâm luyện tập để được đến trường như các bạn”, Trung tâm sự.
Thấy cháu học được, lại đam mê đến trường nên ông bà ngoại cũng cố gắng hết sức để chăm lo, cho cháu ăn học đến nơi đến chốn. Từ khi Trung đi học đến nay, ông ngoại là tài xế riêng đưa đón em đến trường. “Tôi quyết lo cho cháu đi học đi học đàng hoàng. Cháu sống mà lo được cho tương lai, cuộc sống của bản thân thì mình ra đi cũng thanh thản”, ông Quyết tâm sự.

Ý thức học tập của cậu học trò nhỏ rất tốt. Thầy Lê Thái Toàn, giáo viên chủ nhiệm lớp Trung cho hay: “Dù bản thân bị khiếm khuyết, hoàn cảnh gia đình lại khó khăn nhưng Trung vẫn sống rất tích cực, lại rất hiểu chuyện, học tập cũng rất chăm chỉ, chịu khó. Em rất lễ phép và hòa đồng với các bạn trong lớp. Trung xứng đáng là một tấm gương điển hình về nghị lực và ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập và cuộc sống để các bạn và mọi người noi theo”. Trong lớp Trung học, nhà trường cũng trang bị cho Trung một bộ bàn ghế riêng để em có thể tự ngồi viết bài. Tuy viết bằng chân nhưng chữ viết của em rất gọn gàng và dễ đọc.
Con đường học tập phía trước của chàng trai viết bằng chân vẫn còn rất dài với nhiều thử thách, gian nan. Hy vọng “chân cứng đá mềm”, cậu học trò nhỏ sẽ vững tin trên con đường mà em đã chọn, để có một tương lai rực rỡ, tươi sáng hơn!
Theo Giáo dục Thời đại
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, người phụ khuyết tật miệt mài dệt vải nuôi sống bản thân và gia đình
Đọc thêm
Hành trình vượt lên khó khăn, dám nghĩ dám làm, tự tin vững bước trên con đường mình đã chọn của cô gái xương thủy tinh – Hoàng Thị Minh khiến nhiều người khâm phục.
Không đầu hàng trước số phận, chị Đinh Thị Brăi (SN 1993, làng Hven, Gia Lai) không ngừng vươn nuôi sống bản thân và lan tỏa tinh thần tích cực đến cộng đồng.
Cô gái bán trứng nhiễm chất độc màu da cam – Trịnh Thị Thủy với nụ cười rạng rỡ trên môi đã vượt qua mọi khó khăn, lan tỏa yêu thương và tinh thần lạc quan đến mọi người.
Tin liên quan
Các chuyên gia tài chính cho rằng, đây là 5 quy tắc chi tiêu giúp bạn tiết kiệm tốt hơn mà lại dễ ứng dụng.
Thật may mắn, khi bước sang độ tuổi trung niên, tôi đã học được cách tiết kiệm đúng đắn, giúp bản thân xây dựng được tương lai vững vàng hơn.
Nghe câu hỏi của bé trai mới 5 tuổi còn nhỏ xíu phải chiến đấu với "ung thư kép", không ai có thể cầm được nước mắt.