Vượt nghịch cảnh, nữ giám đốc tạo việc làm cho hơn 600 lao động nông dân
Vượt lên nỗi đau bệnh tật, nữ giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lương Phú, xã Phong phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, chị Nguyễn Thị Bảy đã tạo việc làm cho hơn 600 lao động nông dân.

Chị Bảy sinh ra và lớn lên ở huyện Mai Châu, năm 1983 gia đình chị chuyển về huyện Tân Lạc sinh sống. Năm 1996, trong một lần về thăm quê ở huyện Thanh Oai chị thấy bà con có nghề đan lát song mây rất phát triển, rất phù hợp với phụ nữ ở Hòa Bình lúc nông nhàn. Trở về, chị Bảy mạnh dạn gặp lãnh đạo huyện Tân lạc đề đạt nguyện vọng hỗ trợ tài chính để đi học nghề đan lát về truyền dạy cho bà con. Ý tưởng được đồng ý, thế là chị nhận 800 đồng để làm kinh phí đi học nghề. “Số tiền đó với tôi to lắm. Cầm tiền trên tay tôi tâm niệm mình phải học nghề thành công để không phụ lòng cấp trên và bà con đã gửi gắm”, chị Bảy tâm sự.
Vốn ham học hỏi nên chị Bảy học rất nhanh. Rồi chị nhận hàng về gia công, tập hợp chị em trong xã để truyền nghề. Từ ngày đó, tranh thủ lúc nông nhàn chị em cũng kiếm được thêm đồng ra đồng vào. “Tôi nhận hàng, giao hàng cho chị em rồi lại trả hàng cho các chủ ở dưới xuôi, mình chỉ lấy công làm lãi thôi. Dù cực nhọc lắm, nhưng bù lại tôi cũng quen được nhiều mối hàng và biết cách tổ chức, vận hành một cơ sở sản xuất chuyên nghiệp”, chị Bảy nói.
Đến năm 2013, chị Bảy vận chị em lập Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lương Phú với 13 thành viên ban đầu với mong muốn đẩy nghề đan mây tại địa phương phát triển mạnh hơn, chứ không thể làm gia công mãi. Từ khi HTX thành lập chị Bảy vất vả hơn nhiều, chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm mối hàng, rồi lại lo đào tạo, hướng dẫn chị em làm ra các sản phẩm. Khó khăn vất vả là vậy nhưng nhìn chị em có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định là nữ giám đốc nông của nông dân lại có thêm động lực để cố gắng.
Mấy năm qua, đơn hàng dùng cỏ gianh làm nguyên liệu đã giúp 600 chị em phụ nữ ở các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu của Hòa Bình có thu nhập ổn định từ 5- 8 triệu đồng người/tháng.
Bao năm vất vả công việc, HTX cũng dần đi vào hoạt động ổn định, bỗng biến cố ập đến với chị Bảy. Chồng chị đột ngột qua đời, chị lại phát hiện ra mình bị ung thư vú. Sau nhiều đợt hóa trị, cơ thể chị suy kiệt khiến ai nhìn vào cũng xót xa, nghĩ cuộc sống của chị chỉ còn lại những ngày ngắn ngủi. Nhưng thay vì suy sụp, nữ giám đốc của nông dân này đã tự động viên mình phải sống, sống cho thật khỏe mạnh. Bất chấp cơn đau hành hạ, chị vẫn miệt mài với công việc cùng chị em. Và chính sự say mê công việc đã giúp chị quên đi những khó khăn, cực khổ và cả những cơn đau bệnh tật. Nhờ sức sống mãnh liệt ấy, chị Bảy đã dần hồi phục sức khỏe sau 4 năm chiến đấu miệt mài với bệnh tật. Hiện nay, chị vẫn miệt mài đến nhiều nơi trong tỉnh để truyền nghề và giúp chị em học nghề.
Sưu tầm
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, người phụ khuyết tật miệt mài dệt vải nuôi sống bản thân và gia đình
Đọc thêm
Hành trình vượt lên khó khăn, dám nghĩ dám làm, tự tin vững bước trên con đường mình đã chọn của cô gái xương thủy tinh – Hoàng Thị Minh khiến nhiều người khâm phục.
Nỗ lực vượt lên nghịch cảnh, chàng trai không chân Đinh Công Hùng (Hòa Bình) mở xưởng thủ công mỹ nghệ làm lồng chim, nuôi sống bản thân và gia đình, truyền cảm hứng cho nhiều người đồng cảnh ngộ.
Không đầu hàng trước số phận, chị Đinh Thị Brăi (SN 1993, làng Hven, Gia Lai) không ngừng vươn nuôi sống bản thân và lan tỏa tinh thần tích cực đến cộng đồng.
Tin liên quan
Nhiều năm qua, người đàn ông ở Quảng Ngãi này vẫn miệt mài thu gom, tái chế xe đạp cũ như thế để tặng cho học trò khó khăn ở địa phương.
Vừa qua, Công ty xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) kết hợp cùng MTTQ quận Lê Chân, TP Hải Phòng tổ chức lễ trao tặng nhà đoàn kết cho 2 hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Bệnh viện Bưu điện quyết định hỗ trợ kinh phí làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho 50 cặp vợ chồng có các vấn đề bệnh lý di truyền và 30 cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chưa có con lần nào.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.