Chân lý vĩnh hằng: "Nước đầy ắt sẽ tràn, trăng tròn rồi lại khuyết"

Có người hỏi rằng "làm sao mới có được cuộc đời viên mãn"? Một nhà thơ nói, rượu uống sảng khoái nhất khi chưa say, hoa đẹp nhất khi chưa nở bung. "Nước đầy ắt sẽ tràn, trăng tròn rồi lại khuyết", đây là chân lý vĩnh hằng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đời người đâu đâu cũng đều sẽ có những tiếc nuối, sự nghiệp có thành có bại, tình cảm có được có mất, cuộc sống có khổ có vui, không có ai sống ở đời mà được như ý 100% cả.

Trong cuốn tiểu thuyết có tên Từ Tam Quan Mại Huyết Ký (Tạm dịch: “Nhật kí bán máu của Từ Tam Quan”) của tác giả người Trung Quốc Dư Hoa, cuộc đời nhân vật chính Từ Tam Quan trong sách đã trải qua vô cùng nhiều gian truân, chính máu của anh đã giúp anh trải qua hết kiếp nạn này tới kiếp nạn khác trong cuộc đời. Anh phiền não vì số phận tàn nhẫn, nhưng cũng cảm động vì nhân tình thế thái.

Khi còn trẻ, anh trải qua vô vàn khó khăn, nỗ lực cho đi mọi thứ để rồi trong những năm tuổi xế chiều, cuộc sống trở nên yên tĩnh và thú vị hơn.

Ở anh, ta ngẫm ra được rất nhiều chân lý cuộc đời, và 50/50 mà sống chính là cái thói đời đúng đắn nhất!

1. Hôn nhân: một nửa xuất phát từ tình yêu, một nửa tới từ sự trân trọng

Từ Tam Quan sinh ra trong thời đại nghèo khó, và máu lại là của hiếm của thời đại đó, người từng bán máu sẽ không chỉ lấy được người vợ đẹp mà còn có được số tiền bằng thu nhập nửa năm của người nông dân lúc bấy giờ.

Cứ như vậy, Từ Tam Quan cùng một người nữa đi bán máu, sau khi bán máu, anh được ăn một bữa ăn vô cùng đầy đủ dinh dưỡng: một đĩa gan lợn xào và hai lạng rượu vàng.

Với số tiền còn lại, anh lấy được cô vợ tên Từ Ngọc Lan, người được mệnh danh là Tây Thi lúc bấy giờ.

Mấy năm đầu khi kết hôn, Từ Tam Quan rất thương vợ, luôn cố gắng hết sức để làm thỏa mãn mưu cầu vật chất của phu nhân, thậm chí còn làm hết việc nhà mỗi khi vợ tới ngày đèn đỏ.

Từ Ngọc Lan được yêu thương béo trắng ra, chăm lo việc nhà đâu ra đấy, còn sinh cho Từ Tam Quan ba đứa nhỏ rất đáng yêu, cả nhà sống với nhau vô cùng vui vẻ và hạnh phúc.

Nhưng hôn nhân không hề lý tưởng như tình yêu, sống với nhau lâu rồi, mâu thuẫn cũng bắt đầu nảy sinh, những vấn đề bị xem nhẹ trước đó giờ trở nên rõ ràng hơn.

Rạn nứt tình cảm, bắt đầu từ những lời bàn tán bóng gió của hàng xóm.

Từ Ngọc Lan trước khi kết hôn có một người bạn trai cũ tên Hà Tiểu Dũng, người ngoài nói con đầu của hai người càng lớn càng giống Hà Tiểu Dũng.

Dưới sự chất vấn của Từ Tam Quan, Từ Ngọc Lan thừa nhận rằng trước đó mình cũng từng có tình cảm với Hà Tiểu Dũng.

Kể từ sau đó, Từ Tam Quan không chịu làm việc nhà, nằm trên ghế mây cả ngày, kêu vợ hầu hạ, và thậm chí còn nói bóng gió việc vợ không chung thủy.

Anh ta vừa dày vò vợ vừa không nỡ chia tay với vợ, hai người ghét bỏ nhau nhưng vẫn quyến luyến nhau.

Nạn đói kéo đến, mâu thuẫn giữa hai người tạm thời lắng xuống.

Từ Ngọc Lan dự kiến ​​rằng những ngày đói sẽ kéo dài trong nửa năm, cô thêm hai trụ gạo còn lại vào ngô rồi nấu thành cháo hai bữa một ngày. Chỉ vào ngày sinh nhật của chồng, cô mới cho thêm đường vào cháo.

Giữa giai đoạn khó khăn, chút ngọt ngào cũng có thể chữa lành vết thương tâm hồn, Từ Tam Quan không còn hận vợ không chung thủy, tình yêu với vợ lại được đánh thức.

Trong lúc khó khăn, nhiều người nhân cơ hội báo thù cá nhân, Từ Ngọc Lan cũng bị lôi đi dán biển “gái điếm” ngoài đường để trừng phạt, ba người con trai không muốn lại gần.

chan-ly-vinh-hang-nuoc-day-at-se-tran-trang-tron-roi-lai-khuyet-8

Nhưng Từ Tam Quan không sợ xấu hổ, đích thân đưa cơm, còn bí mật giấu rất nhiều thịt lợn kho ở dưới cho cô ăn.

Từ Ngọc Lan bị sưng chân, buổi tối về nhà, Từ Tam Quan đun nước nóng cho cô ngâm chân, sợ thức ăn bị nguội nên hâm lại cho vợ ăn.

Vào giai đoạn khó khăn nhất, có người hiểu, có người thương, dù cho vất vả, tủi thân tới đâu cũng sẽ vẫn có tự tin và động lực để sống tiếp. Từ Ngọc Lan cảm ơn chồng, nói: “Chỉ cần anh tốt với em, em sẽ không sợ gì cả.”

Giai đoạn ngọt ngào nhất của vợ chồng không phải là anh dựa dẫm vào em, em dựa dẫm vào anh, mà là lúc em/anh gặp khó khăn, anh/em chính là chỗ dựa của em/anh; khi anh mệt mỏi, phiền não, em có thể cùng anh gánh vác.

Hôn nhân hạnh phúc, không phải là không bao giờ cãi cọ, không bao giờ mâu thuẫn hay bất đồng quan điểm, mà là sự trân trọng lẫn nhau!

2. Cuộc sống, một nửa khói bếp, một nửa là thanh thản bình yên

Một tác giả từng nói: “Cuộc sống là một loại nhịp điệu, cần có sáng có râm, có trái có phải, có nắng có mưa, dư vị sẽ đọng lại trong khúc nhạc lên xuống này.”

Đúng vậy, cuộc sống luôn ngập tràn những thăng trầm, bi hỉ giao thoa, vui buồn lẫn lộn, có cuộc sống mưu sinh với mùi khói bếp, cũng có vần thơ và những nơi phương xa tự do, lãng mạn.

Một đĩa gan xào và 2 cốc rượu vàng là hy vọng của Từ Tam Quan với cuộc sống, trong những năm tháng vất vả ấy, đồ ăn thức uống không chỉ là động lực để sống tiếp, mà nó còn là phương thức tốt nhất để biểu đạt tình yêu.

Từ Tam Quan muốn lấy vợ đẹp, trước tiên phải dùng đồ ăn làm hài lòng dạ dày của Từ Ngọc Lan, rồi mới dùng chân tình để thắng trái tim của cô.

Những năm nạn đói, nhìn vợ con gầy gò vì thiếu ăn, Từ Tam Quan rất xót, hết lần này tới lần khác đi bán máu để đổi lại bữa cơm sung túc hơn một chút cho vợ con.

Từ Ngọc Lan bị người dân mắng giữa phố, cả cơ thể và trái tim đều chịu tổn thương, Từ Tam Quan dùng bát thịt kho tàu sưởi ấm trái tim vợ, dùng hành động thực tế để xua tan bóng tối trong cuộc sống của cô.

Thân phận của người con cả bị nghi ngờ, bị lạnh nhạt tới mức muốn bỏ nhà ra đi, Từ Tam Quan an ủi cậu con trai bằng bát mỳ đầy ú ụ.

Khi về già, con cái đã lập gia đình, lập nghiệp, Từ Tam Quan nhớ lại những vất vả suốt bao năm qua, nghĩ về bữa ăn bổ dưỡng mỗi lần đi bán máu.

Hắn lại vào bệnh viện, lại muốn đi bán máu, nhưng lại bị người trẻ tuổi hơn đuổi ra ngoài, nói rằng máu ông giờ chỉ có bán cho họa sĩ tranh sơn dầu, Từ Tam Quan thất vọng như một đứa trẻ, khóc lên nức nở.

Từ Ngọc Lan hiểu được nỗi khổ trong lòng chồng, cô đưa Từ Tam Quan vào một quán ăn, gọi một đĩa gan xào và hai bình rượu vàng, an ủi chồng: “Sau này không cần đi bán máu nữa, anh muốn ăn gì cũng có hết.”

Con người ta khi rơi vào trạng thái tuyệt vọng, đồ ăn có thể chữa lành vết thương, trong lúc khó khăn, tình yêu thương của gia đình, của bạn bè sẽ là nguồn động lực để họ tiếp tục sống.

Những trắc trở và thăng trầm mà Từ Tam Quan phải trải qua, mỗi một lần tuyệt vọng, bán máu chính là con đường duy nhất giúp hắn thoát ra khỏi sự bất lực với cuộc sống.

Một đĩa gan xào và chén rượu vàng ấm áp trở thành kí ức không thể xóa nhòa của Từ Tam Quan.

Hắn bỗng nhiên cảm thấy máu trên người sôi trào trở lại sau khi uống và ăn, nó khiến hắn tạm thời quên đi cái cay đắng của cuộc đời và những tổn thương vô hình do bán máu gây ra.

Chua cay mặn ngọt là hương vị của thức ăn, hỉ nộ ái ố là những cung bậc cảm xúc viết lên sự vô thường của cuộc đời.

Cuộc đời, một nửa là khói bếp, một nửa là thanh thản bình yên!

3. Tấm bạt trên cột buồm của tàu chỉ để mở một nửa, có thể tránh cho tàu bị lật và chòng chành

Dây cương của ngựa được thả lỏng một ít phía trước, hành trình sẽ ổn định và thuận lợi hơn.

Đời người cũng như vậy, bất kể là công việc hay cuộc sống, bất kể là trong chuyện tình cảm hay khởi nghiệp, đừng cứ một mực theo đuổi sự viên mãn, một nửa thích, một nửa ưu sầu, đó mới là cuộc đời hoàn chỉnh.

Con đường khởi nghiệp, có đỉnh cao cũng có vực thẳm, chỉ cần từng dụng tâm nỗ lực hết sức, thắng lợi không kiêu ngạo, thất bại không hối tiếc, thản nhiên đối mặt với thành bại của cuộc đời.

Con đường tình cảm, luôn tồn tại những yêu hận tình thù, học cách trân trọng và khoan dung, không vấn vương quá khứ, không phụ lòng hiện tại, thời gian rồi sẽ cho bạn đáp án.

Con đường đời, có đường bằng ắt có chỗ gập ghềnh, gặp trở ngại thì học cách vượt qua rồi tiến về phía trước, rất nhiều khi chỉ dựa vào một thân cô dũng cũng không đến được bến bờ bên kia, có lẽ ở một chỗ ngoặt nào đó, bạn sẽ lại nhìn thấy ánh sáng và hy vọng.

Xem thêm: Người xưa dặn: Đặt thùng gạo cứ "2 kín - 1 đầy", tài lộc đổ về ào ào

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Gừng và củ sen là 2 thứ rất quan trọng với đàn ông và phụ nữ. Có thật như vậy không?

Người xưa dặn: Phụ nữ ba ngày không được thiếu củ sen, đàn ông ba ngày không được thiếu gừng
0 Bình luận

Cổ nhân cho rằng, sinh đôi là một việc không tốt cho gia đình. Vậy thực hư của chuyện sinh đôi này ra sao, cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây.

Vì sao người xưa nhất mực cho rằng, sinh đôi không tốt?
0 Bình luận

Nhiều gia đình thường đựng gạo trong thùng nhựa. Nhưng theo phong thủy, nhựa là Hỏa, gạo là thực vật dễ cháy. Hỏa thiêu đồng nghĩa với gia chủ tiêu hao tiền bạc, tiêu dùng tốn kém...

Vì sao người xưa dặn 'gạo trong thùng gốm giàu 3 họ, gạo đựng thùng nhựa khó 3 đời'?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 11 giờ trước
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
Bát bún ân tình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn ông cụ nằm co quắp trên chiếc giường gỗ, tay chân teo tóp. Tôi nghẹn lại, bát bún ân tình năm nào vẫn còn nóng trong ký ức, còn ông thì đang ngày một héo mòn theo những cơn đau.

Hải An
Hải An 25/06
Cổ nhân răn dạy: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông”, càng ngẫm càng thấm

Cổ nhân thường răn dạy con cháu: “Người dại ngoan cố, kẻ trí biết buông. Sống trên đời, ám ảnh là liều thuốc độc tai hại nhất.” Một câu nói ngắn, nhưng đủ để trở thành chiếc gương soi chiếu cả một đời người từ cách đối diện với thất bại, khổ đau, đến cách vượt qua những u uẩn trong tâm trí.

Hải An
Hải An 24/06
Nghỉ hưu đi du lịch là sai sao? – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Hải An
Hải An 23/06
 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 22/06
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 21/06
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 20/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất