Cái tên "độc nhất vô nhị" - Câu chuyện ý nghĩa nhân văn
Lê Minh Win hoàn toàn là người Việt. Cái tên đó do bố đặt nhưng phải đến khi trưởng thành cậu mới hiểu được ý nghĩa xúc động phía sau.

Trong bài đăng trên 1 hội nhóm về cái tên Lê Minh Win (20 tuổi, sống tại TPHCM) của mình, chàng trai giải thích: "100% là người Việt", nhưng không hiểu lý do gì hay bằng cách nào mà ba có thể đặt cho mình cái tên "độc nhất vô nhị".
Bố của Win - ông Lê Văn Cảm (52 tuổi) cho biết ban đầu định đặt tên con trai là Lê Minh Victory (nghĩa là chiến thắng), nhưng sau đổi thành Minh Win.
"Win cũng mang ý nghĩa chiến thắng, nhưng không phải chiến thắng người khác hay chiến thắng trò chơi, mà là chiến thắng chính bản thân mình", ông Cảm nói.
Người cha muốn dạy con không ganh đua trong cuộc sống hay công việc, phải biết mình là ai, bởi theo ông "chiến thắng chính mình là chiến thắng tuyệt vời nhất".

Ông muốn người con duy nhất biết cách chấp nhận thua cuộc, nhìn người khác chiến thắng mà bản thân thấy vui thì đó cũng là chiến thắng.
Thời học sinh, thầy cô thường thắc mắc về tên Minh Win, thắc mắc "bố mẹ học sinh này là người nước ngoài?".
Bạn bè trêu chọc, gọi cậu là Winx - những nàng tiên xinh đẹp theo tên bộ phim hoạt hình thời đó, hay chế giễu "lose" (trái ngược với "win", nghĩa là thất bại).
Bị trêu chọc nhiều đến mức Win dần tủi thân, xin mẹ đổi tên. Bà Huỳnh Thị Ngọc Minh (44 tuổi) hỏi con muốn đổi tên gì, nhưng cậu không trả lời.
Đã có lúc, chàng trai cảm thấy chán ghét tên của mình, tạo các tài khoản mạng xã hội với tên yêu thích "Lê Minh Long".
Cậu than vãn với những người bạn về cái tên không đẹp của mình, nhưng được động viên "đó là cái tên rất đẹp, nhiều người ao ước còn chẳng được".
Lớn lên, Win không gặp khó khăn khi làm các thủ tục hành chính. Cậu chỉ cần xuất trình căn cước công dân để chứng minh tên thật của mình.

"Nhiều lần thấy tên ba mẹ đặt cho mình bị người khác chế giễu, tôi cảm thấy buồn và tức giận. Nhưng cũng có những người đối xử tốt, động viên và khích lệ. Sau này, tôi không còn để tâm đến những lời tiêu cực nữa", Win nói.
Cái tên độc lạ đã mang đến cho chàng trai 20 tuổi nhiều niềm vui lẫn nỗi buồn, cảm nhận rõ tên mình thật ý nghĩa khi được hàng chục nghìn người trên mạng xã hội quan tâm.
Bài viết của Win đã thu hút hơn 26.000 lượt tương tác, hàng chục nghìn bình luận và chia sẻ.
Đặc biệt, một vài người dùng mạng cũng "khoe" những chiếc tên độc lạ, trong đó có những người trùng tên với Win. Ngoài đời, Win nói chưa từng gặp ai có phần tên chữ W giống mình.

"Tôi cảm tưởng bản thân đang nằm mơ, không ngờ bài viết của mình lan tỏa trên mạng xã hội, lần đầu tiên được mọi người đón nhận. Việt Nam không thiếu người có tên đặc biệt, mỗi cái tên đều mang ý nghĩa với họ", Win nói.
"Cảm ơn ba vì đã đặt cho con cái tên tuyệt vời để con cảm thấy bản thân thật đặc biệt. Với con, ba là người hoàn hảo nhất trên đời", Win chia sẻ.
Xem thêm: Hết Tết cũng kết thúc vai diễn "dâu hiền, rể thảo" - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Một buổi sáng nọ, lúc xe bus đến trạm dừng, có một cậu bé trên người rất bẩn, đeo chiếc túi trên lưng đi theo một người đàn ông bước lên xe. Xe bus vào buổi sáng thường chật cứng người.
Ông nhà giàu nọ đang ngồi trong chiếc xe hơi đắt tiền chạy khá nhanh trên phố. Từ phía trước, ông nhìn thấy đứa bé đang chạy ra giữa mấy chiếc xe đang đậu bên lề...
"Thích nói không thích nghe" là nhược điểm nhân tính của con người, câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn thấy được tầm quan trong của việc lắng nghe.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.