Bí quyết làm giàu của "tỷ phú cá chép giòn" Đồng Tháp, mỗi năm thu về 2 tỷ đồng
Ở Đồng Tháp, lão nông Lê Văn Dũng được mệnh danh là "tỷ phú cá chép giòn", mỗi năm xuất bán 200 tấn cá, bỏ túi tiền tỷ.

Ông Lê Văn Dũng (60 tuổi, trú ấp 3, xã An Phong, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) nổi tiếng với bà con gần xa là "tỷ phú cá chép giòn". Trước khi đến với loài cá này, ông đã gắn bó với nghề nuôi cá hàng chục năm, từng nuôi cá tra, cá điêu hồng,...
Năm 2011, ông tình cờ được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi cá chép giòn trên sông, khi ấy miền Tây còn ít người nuôi. Thấy nhu cầu thị trường lớn, giá bán cao, ông quyết định nhập 6.000 con giống nuôi thử nghiệm. Lão nông Đồng Tháp tâm sự: "Qua tìm hiểu, nhận thấy ở Đồng Tháp có thể nuôi được cá chép giòn nên tôi mua giống về thả bè nuôi. Sau một thời gian, nuôi, hiệu quả đạt được khả quan nên tôi mở rộng quy mô".

3 năm sau, khi ấy nguồn nước sông Cái Vừng (huyện Hồng Ngự) chỗ ông nuôi không còn phù hợp, nên ông đành di dời bè cá ra gần sông Tiền nuôi. Từ đó đến nay, ông ngày ngày chăm sóc cá chép giòn ở đoạn sông Tiền chảy qua xã An Phong, huyện Thanh Bình.
Ông Dũng tâm sự, ban đầu ông cũng tốn công tốn sức lắm mới bán được cá. Ông từng chạy xe khắp các nhà hàng, quán ăn ở tỉnh Đồng Tháp, An Giang, hai bên xe treo 2 giỏ cá chép để giới thiệu, có khi còn tặng cho. Nhờ sự kiên trì, cộng với chất lượng thịt cá dai, thơm ngon nên bán được nhiều, thậm chí sau này thương lái còn đến tận bè cá của ông mua.

Ông Dũng cho hay, cá chép giòn thực chất là cá chép thông thường, nhưng khác biệt ở cách cho ăn. Khi cá đạt cân nặng tiêu chuẩn khoảng 1,5 kg/con thì chuyển từ thức ăn công nghiệp sang cho ăn đậu tằm. Ăn như vậy thịt cá sẽ chắc, dai, cứ cho ăn đến khi thu hoạch. Cá nuôi khoảng 10 tháng có thể xuất bán.
Lão nông Đồng Tháp giải thích: "Trong hạt đậu tằm có chất tự nhiên giàu chất đạm, tinh bột và ít chất béo nên sẽ giúp thịt cá dai và có độ giòn, ăn rất ngon. Cá chép được nuôi bằng hạt đậu tằm nên đảm bảo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm". Đậu tằm trước khi cho ăn phải ngâm ủ khoảng 1 ngày, hạt to thì cắt ra làm đôi. Ông mua đậu tằm xuất xứ từ Úc, đảm bảo chất lượng, giá khoảng 15.000 đồng/kg.

Cá chép giòn dễ nuôi, ít bệnh, lớn nhanh, bán rất chạy, kiểu gì cũng có người mua. Mỗi năm, ông xuất bán ra thị trường tới 200 tấn cá, thị trường tiêu thụ khắp các tỉnh thành. Giá bán dao động từ 80.000 - 100.000 đồng/kg, thu nhập trên 2 tỉ đồng/năm.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, "tỷ phú cá chép giòn" còn tận tình hướng dẫn cho người dân địa phương và các tỉnh lân cận, cùng chung tay phát triển nuôi cá chép giòn. Sắp tới, ông dự định liên kết với các doanh nghiệp đưa giống cá này ra thị trường nước ngoài.
Theo Duy Tân/Thanh Niên
Xem thêm: Lão nông miền Tây mày mò làm mưa nhân tạo, học hỏi cách nuôi cá chốt chuột sắp tuyệt chủng
Đọc thêm
Vốn là loài cây dại mọc ở rừng núi, lão nông Quảng Nam này lại đem cây sương sâm về trồng thử ở đất đồi rồi thu tiền lớn.
Thay vì trồng khổ qua như thường, lão nông Trà Vinh lại nảy ra ý tưởng trồng trong chai thủy tinh, đến khi chín thì đổ thêm rượu làm đặc sản.
Nhờ vườn chuối tiêu hồng rộng hơn 10 ha lúc nào cũng sai quả, ông Vũ Ngọc Hà (Kon Tum) đã trở thành tỷ phú nông dân, thu lời khủng.
Tin liên quan
Người có lòng quảng đại chân thành chắc chắn sẽ có cuộc sống an yên. Người biết cho đi mà không mong cầu nhận lại, phước tuy chưa tới nhưng họa chắc chắn rời xa.
Cổ nhân nói “Trước nhà trồng cây to, giao đạo lao dốc”, vì theo quan niệm phong thủy việc cây to rộng có thể ảnh hưởng đến vận khí của ngôi nhà. Cụ thể ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Hồ Ma Đa là điểm đến ở Quảng Bình hết sức hấp dẫn và thú vị nằm sâu giữa lòng Di sản thiên nhiên thế giới – Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, ngay trong lòng xứ sở được mệnh danh là “Vương quốc hang động”.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.