Bức thư kêu oan vì "lỡ" sống sót trong vụ chìm tàu Titanic - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Người đàn ông tên Masabumi Hosono bị chí trích là một kẻ ích kỷ, không có tự trọng, không cao thượng vì "lỡ" sống sót trong vụ chìm tàu Titanic.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nếu từng tìm hiểu về đất nước Nhật Bản thì chắc chắn bạn sẽ biết, người dân ở xứ sở mặt trời mọc vô cùng coi trọng danh dự, nghĩa vụ và biết xấu hổ. Một chiến binh samurai bị mất danh dự, anh ta chỉ có thể kết liễu đời mình. Đó là cách phục hồi danh dự duy nhất. Một hành động như vậy được coi là cái chết anh hùng và được tôn vinh.

Cho đến nay, tự trọng, giữ gìn danh dự vẫn là điều cốt lõi trong văn hóa Nhật Bản. Sự coi trọng đức tính này đã tạo ra một câu chuyện đáng suy ngẫm cách đây hơn 100 năm. Đó là trường hợp của Masabumi Hosono, người đàn ông Nhật Bản duy nhất sống sót sau vụ đắm tàu Titanic là minh chứng rõ ràng cho tư tưởng này.

Đường về nhà trên con tàu xấu số

Masabumi Hosono là nhân viên của Bộ Giao thông Nhật Bản. Cuộc đời ông đã hoàn toàn thay đổi sau khi đặt chân lên tàu Titanic (1912). Khi ấy, ông mới hoàn thành chuyến công tác tại Anh để nghiên cứu hoạt động đường sắt của nước bạn. 

Tàu Titanic rời bến Southampton, ông đã làm việc xong và lên đường trở về nhà với tấm vé hạng hai trên "con tàu của những giấc mơ". Ông cũng là người Nhật Bản duy nhất có mặt trên con tàu đó.

Vào đêm tháng 4/1912, con tàu xa hoa, lớn nhất thế giới lúc bấy giờ gặp nạn khi đâm vào 1 tảng băng chìm. Và nó trở thành thảm kịch hàng hải khét tiếng nhất mọi thời đại.

Buc-thu-keu-oan-vi-lo-song-sot-trong-vu-chim-tau-Titanic-0
Masabumi Hosono là 1 trong số ít hành khách may mắn có thể trở về nhà

Khi tàu chìm xuống đại dương, Masabumi Hosono đang ngủ say. Một tiếng gõ cửa cabin đánh thức ông và ông nhanh chóng chạy ra ngoài. Thủy thủ đoàn đã hướng dẫn Hosono di chuyển xuống các boong dưới của tàu, cách các xuồng cứu sinh một khoảng. 

Masabumi Hosono từng chia sẻ cảm nhận của mình về vụ chìm tàu trong lá thư gửi vợ. Ông nói rằng, mình vĩnh viễn không thể "xua tan cảm giác vô cùng sợ hãi".

Ông cũng cho biết mình đã chuẩn bị tinh thần cho việc trút hơi thở cuối cùng. Nhưng ông cũng không ngừng hi vọng "không để lại bất cứ điều gì đáng hổ thẹn với tư cách là một người Nhật Bản". 

Giống như những người khác, trong cơn hoảng loạn, Hosono vẫn nỗ lực tìm kiếm một lối thoát, xoay xở bằng cách đó và tự cứu mình khỏi làn nước lạnh như băng. Vào thời khắc ngàn cân treo sợi tóc, một trong những sĩ quan được giao nhiệm vụ xếp xuồng cứu sinh đã la lớn rằng, vẫn còn chỗ cho 2 người. Ngay trước mắt Hosono, một người đàn ông lao đến nhảy xuống thuyền, và chớp thời cơ, ông cũng nhảy theo. Cuối cùng, nhờ đó mà Masabumi Hosono trở thành 1 trong 706 người được may mắn sống sót, không phải bỏ mạng lại dưới đáy biển như 1.500 người khác.

Trở thành "kẻ sống sót" xui xẻo

Cùng với những người sống sót, Hosono đến New York. Ban đầu, không có nhiều sự chú ý dành cho khách hàng Nhật Bản này. Được bạn bè giúp đỡ, sau đó ông trở về quê hương và được các tờ báo gọi là "chàng trai Nhật Bản may mắn".

Ông đã nhận lời trả lời phỏng vấn và cung cấp hình ảnh gia đình cho một số tờ báo Nhật Bản. Và nó đã mang đến cho ông một sự nổi tiếng nhất Định. Song chẳng mấy chốc, mọi chuyện trở nên tồi tệ khi ông bị quở trách ở Mỹ. Archibald Gracie, một hành khách hạng nhất và một người sống sót khác của Titanic đã gọi ông là “tên lậu vé” vì bất bình chuyện ông đã lấy “suất sống sót” của người khác.

Nhiều tờ báo Nhật đã nhanh chóng hùa theo, chỉ trích ông. Truyền thông buộc tội ông là kẻ đã "cướp" quyền sống của người khác. Là một người Nhật Bản, đáng lẽ ông phải mang tinh thần samurai, quyết hi sinh thân mình vì người khác. Và từ đó, Hosono bị gắn mác "ích kỷ", nhất là khi ông là một người trưởng thành, khỏe mạnh mà không nhường cơ hội sống cho phụ nữ, người già, trẻ nhỏ.

Áp lực từ dư luận lớn đến mức Bộ Giao thông phải sa thải Hosono. Sách giáo khoa đề cập đến trường hợp của ông như một ví dụ về sự đáng hổ thẹn. Các giáo sư tuyên bố rằng, đó là hành động phi đạo đức.

Buc-thu-keu-oan-vi-lo-song-sot-trong-vu-chim-tau-Titanic-5
Bức thư kêu oan của "người đàn ông may mắn sống sót"

Hosono sau đó đã được tuyển dụng lại với lời giải thích rằng anh ta là một nhân viên rất lành nghề. Ông tiếp tục làm việc ở đó cho đến khi qua đời vào năm 1939. Song với ông, sự ô nhục vẫn đeo bám. Ông bị tẩy chay, bị kỳ thị và sống phần đời còn lại một cách lầm lũi. 

Ông không bao giờ dám xuất hiện trên truyền thông nữa. Không chỉ bản thân “người sống sót” phải chịu đựng cảnh dè bỉu đó mà cả vợ con, gia đình Hosono cũng phải chịu chung số phận.

Trước khi qua đời, ông đã giãi bày nỗi lòng của mình về việc bị khinh bỉ chỉ vì sống sót trong lá thư gửi vợ. Về sau, con cháu ông đã nhiều lần xuất bản lá thư đầy xúc động này.

Lần xuất bản cuối cùng của bức thư là do cháu nội của ông - Haruomi Hosono, một nhạc sĩ nổi tiếng ở Nhật Bản thực hiện. Haruomi Hosono giải thích việc xuất bản lại bức thư giúp gia đình họ nhẹ nhõm hơn một chút và giúp lấy lại danh dự cho cả dòng họ Hosono.

Xem thêm: Ngẫm nghĩ lời dạy của cổ nhân ngày xuân năm mới: Giả tạo dùng miệng, chân thành dùng tâm, giao du kẻ giả dối ắt mất phúc

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cổ nhân dạy, lòng nhân hậu có một người sẽ tạo ra nhân cách của người đó. Nó quyết định tâm thái và tầm nhìn của họ về thế giới này.

Người nhân hậu không chiếm lợi của người khác - Hai câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Chúng ta vẫn thường nhắc nhở nhau, làm người thì phải có lòng nhân hậu và lương thiện. Nhưng như thế nào mới được coi là một người nhân hậu thì chưa chắc tất cả chúng ta đều rõ.

Câu chuyện 'ông lão nghèo đói và người quản lý nhà hàng' - Người nhân hậu ắt có phúc báo
0 Bình luận

Tết là dịp để các thế hệ trong một gia đình sum vầy, trò chuyện, chia sẻ chuyện năm cũ, nói về mong ước năm mới. Thế nhưng, một lời chia sẻ không hay có thể phá tan bầu không khí hạnh phúc.

Tết sum vầy và nghệ thuật nói chuyện trong gia đình: Hạnh phúc đơn giản đơn giản lắm!
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 16 giờ trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất