Được ông bà tặng cho căn nhà, phụ huynh băn khoăn liệu con nhỏ có được đứng tên sổ đỏ khi nhận tặng nhà đất?
Độ tuổi để tham gia vào các giao dịch nhà đất thường là 18 tuổi, nhưng nếu là nhà đất tặng cho thì trẻ em có được đứng tên sổ đỏ không?

Thông thường, để có thể tham gia các giao dịch nhà đất thì người đó nên trên 18 tuổi. Thế nhưng, với trường hợp nhà đất tặng cho, thì trẻ em có được đứng tên sổ đỏ hay không là điều mà nhiều người quan tâm.
Anh Nguyễn Minh A (Hà Nội) tâm sự: "Tôi có người con năm nay 12 tuổi, nhưng hiện nay ông bà nội của cháu muốn tặng cháu 1 căn nhà gắn liền với đất, trong trường hợp này con tôi có được đứng tên sổ đỏ không? Có phải nộp thuế, lệ phí khi sang tên không?".
Được biết, hiện nay pháp luật dân sự cũng như pháp luật đất đai không quy định độ tuổi được đứng tên trên Giấy chứng nhận (sổ đỏ). Khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi".

Tặng cho quyền sử dụng đất là dạng cụ thể của tặng cho tài sản, khi người sử dụng đất chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho người khác khi mình còn sống mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo thỏa thuân. Điều này được thực hiện khi cha mẹ còn sống.
Khoản 4 Điều 4 Luật Thuế Thu nhập cá nhân năm 2007 quy định, thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau là thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân.
Ngoài ra, khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP cũng quy định, nhà đất là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau thì được miễn lệ phí trước bạ.

Như vậy, dù con anh A. mới 12 tuổi, nhưng nếu vợ chồng anh đồng ý thì con anh có thể được xác lập, thực hiện giao dịch tặng cho nhà đất và có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận. Khi nhận tặng cho nhà đất từ ông bà nội, con anh A. không phải nộp thu thuế cá nhân, lệ phí trước bạ nhưng vẫn sẽ phải thực hiện thủ tục kê khai.
Ngoài ra, ta cũng cần lưu ý thêm, người sử dụng đất sẽ được quyền tặng cho, thừa kế nếu đủ các điều kiện như:
- Có Giấy chứng nhận.
- Đất không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Theo Khắc Niệm/ Luật Việt Nam
Xem thêm: Sang tên Sổ đỏ cho con: Cha mẹ băn khoăn nên tặng cho hay thừa kế?
Đọc thêm
Việc sang tên sổ đỏ hộ gia đình thường dễ gặp vướng mắc, thậm chí là tranh chấp giữa các thành viên nếu có người phản đối.
Nếu cha mẹ muốn chuyển nhượng hay tặng cho con một phần mảnh đất thì cần phải làm thủ tục tách sổ đỏ, không nên tự ý tách thửa.
Muốn chuyển nhượng, tặng cho nhà đất thì nhất định phải có sổ đỏ, nhưng có trường hợp chưa có sổ đỏ vẫn có thể tặng cho dù khó thực hiện.
Tin liên quan
Quốc tế Thiếu nhi là một ngày lễ quan trọng đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Vậy ngày quốc tế thiếu nhi năm 2022 là thứ mấy?
Trong cái thế chính sự rối ren, vị quân chủ cần giữ một cái đầu lạnh, có quyết sách thâm sâu... Ấy thế mà, chúa Nguyễn lại tin vào lời tình báo vớ vẩn của kẻ này để rồi nhận về thất bại thảm hại.
Quả thực việc kinh doanh xưa và nay đã có nhiều sự khác biệt, nhưng nắm chắc 6 triết lý kinh doanh "bất bại" của người Hoa này thì ta hoàn toàn có thể đổi đời.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.