Bài kiểm tra nhân phẩm – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Chỉ với một bài kiểm tra nhân phẩm đơn giản, công ty đã chọn ra được người tài. Suy cho cùng, nhân phẩm mới chính là học vị cao nhất. Người thực sự có tài và đức mới là người trí tuệ chân chính.

Một thanh niên nọ trong lúc đang ngồi chờ phỏng vấn xin việc, đột nhiên có một người đàn ông cao tuổi ăn mặc sang trọng tiến lên phía trước nói: “Tôi tìm thấy cậu rồi, thật cảm ơn quá! Lần trước trong công viên chính cậu đã cứu con gái tôi khi con bé bị rơi xuống hồ nước”.
Người thanh niên giật mình, nhưng vẫn thành thật trả lời: “Bác ơi, chắc bác nhận lầm người rồi đấy ạ! Cháu không phải là người cứu con gái bác đâu ạ!”.
“Là cậu, chính là cậu, tôi không nhìn nhầm đâu!”, người đàn ông lớn tuổi vẫn lớn tiếng khẳng định.
Trước tình huống đó, người thành niên cũng bối rối không biết làm sao, chỉ một mực phủ nhận bản thân không phải là người cứu cô bé.
“Không phải đâu ạ, bác nhận nhầm rồi. Cháu còn chẳng tới công viên bao giờ!”, chàng thanh niên khua tay nói.
Nghe người thanh niên một mực phủ nhận, người đàn ông lớn tuổi buông tay, vẻ mặt đầy thất vọng nói: “Chẳng lẽ tôi nhận nhầm người thật ư?’.

Sau đó vài hôm, chàng trai trẻ nhận được thông báo trúng tuyển công việc, anh vô cùng vui vẻ. Đi làm được vài hôm thì anh vô tình nhìn thấy người đàn ông lớn tuổi trong công ty, anh liền tiến tới chào và hỏi thăm: “Con chào bác ạ! Bác đã tìm thấy ân nhân cứu con gái bác chưa ạ?”.
“Chưa, tôi vẫn chưa tìm thấy được người đó!”, người đàn ông nói giọng buồn buồn, rồi lẳng lặng bỏ đi.
Người thanh niên nghe xong thì cảm thấy khá nặng lòng, nên đem câu chuyện này kể lại với đồng nghiệp. Không ngờ, người đồng nghiệp nghe xong thì phá lên cười, nói: “Người đàn ông lớn tuổi ấy là giám đốc của công ty chúng ta đó. Chuyện con gái ông ấy bị ngã xuống nước được kể đi kể lại không biết bao nhiêu lần rồi. Mà thực tế thì ông ấy làm gì có đứa con gái nào đâu!”.
“Sao cơ ạ?”, chàng trai kinh ngạc thốt lên.
Anh bạn đồng nghiệp tiếp tục giải thích: “Tổng giám đốc công ty mình vẫn thường dùng cách này để chọn nhân tài cho công ty đấy. Ông ấy nói rằng, những người qua được bài kiểm tra nhân phẩm thì đều có thể uốn nắn thành tài”.
Sưu tầm
Xem thêm: Chữ ký hổ vồ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Nhân phẩm là thước đo giá trị của một người, dù tốt hay xấu cũng đều ảnh hưởng tới cuộc sống và tiền đồ sau nay của cá nhân đó.
Nhân phẩm tốt là danh thiếp của mỗi người khi hành tẩu, cũng là giấy thông hành tốt nhất trong cuộc sống. Người có nhân phẩm tốt, đi đến đâu cũng được người khác yêu thương, tôn trọng, mọi sự vì thế cũng dễ dàng và thuận lợi hơn.
“Nhân phẩm nặng tựa núi, lương tâm quý hơn vàng”, làm người nhất định phải lấy lương tâm, lấy nhân phẩm làm tiền đề để phấn đấu. Chỉ cần có lương tâm và nhân phẩm bên mình, đường đường ắt thuận buồm xuôi gió, dễ dàng tiến tới thành công!
Tin liên quan
Việc người bố lặp đi lặp lại một câu hỏi “Đó là con gì?” khiến người con trai mất hết kiên nhẫn, đến khi đọc được trang nhật ký của bố khi xưa, anh liền hối hận, hai mắt nhòa đi…
Cả cuộc đời số lần mẹ nói dối nhiều không đếm kể, nhưng con biết những lời nói dối ấy là vì thương con nên mẹ mới nói, con biết, con hiểu hết mà…mẹ ơi!
“Con đang làm một cái bát gỗ như ông, để sau này bố với mẹ ăn cơm cho khỏi bị vỡ", câu nói của cậu con trai khiến hai vợ chồng bừng tĩnh, nhận ra sai lầm của mình.