Cô giáo dù khuyết chân vẫn miệt mài bám nghề, ngày ngày gieo chữ ở vùng cao

Dù không may bị khuyết đi chân phải sau một vụ tai nạn, cô giáo Vì Thị Nhân vẫn quyết định gắn bó với nghề, gieo chữ cho trẻ vùng cao Sơn La.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 04/10
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cách đây 3 năm, cô giáo Vì Thị Nhân không may gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng, phải bỏ đi chân phải. Những tưởng như cô phải mãi mãi chia tay nghề giáo, nhưng với nỗ lực hết mình, cô vẫn tiếp tục bám trụ với nghề.

Cô tâm sự, hồi năm 2008, sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm, cô được điều động về công tác ở xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu (nay là huyện Vân Hồ). Bà con của bản Phiêng Hạ ai cũng vui mừng, phấn khởi bởi đã lâu lắm rồi mới có một người con ưu tú đến như vậy, lại còn trở thành giáo viên. Cô Nhân nhớ lại: "Chính các thầy cô dưới xuôi lên bản dạy chữ đã khơi gợi mơ ước làm giáo viên trong tôi".

am-long-co-giao-khuyet-chan-no-luc-bam-nghe-gieo-chu-o-vung-cao
Những tưởng phải mãi mãi chia tay nghề giáo sau vụ tai nạn, nhưng với nỗ lực hết mình, cô Vì Thị Nhân vẫn tiếp tục bám trụ với nghề. Ảnh: CAND

Thời gian đầu, việc dạy học của cô giáo trẻ gặp không ít khó khăn. Lớp có 16 em, đều là người dân tộc Dao, độ tuổi từ 3-5 tuổi. Chưa kể, đường đi đến điểm trường vô cùng xa xôi hiểm trở, lắt léo,khiến cánh đàn ông cũng "khiếp vía". Lớp học chỉ là một căn nhà gỗ ọp ẹp dựng tạm, mưa lớn là ngập ngang bắp chân, gió thổi mạnh là rung lắc dữ dội.

Cô hay khoe với đồng nghiệp được công tác tại điểm trường "4 không": không điện, không nước, không sóng điện thoại và không nhà vệ sinh. Tuy nhiên, đó lại chính là nguồn động lực thôi thúc cô  cố gắng nhiều hơn nữa vì các em.

4 năm sau, cô giáo Nhân được điều chuyển về điểm trường Lũng Xá - Tà Dê (vẫn thuộc Trường Mầm non Lóng Luông). Thời điểm đó, Lũng Xá - Tà Dê là địa phương phức tạp về địa lý, mất an ninh trật tự. Ma túy "phủ trắng" nóc nhà người Mông, chuyện vào tù ra tội đã trở thành chuyện cơm bữa.

am-long-co-giao-khuyet-chan-no-luc-bam-nghe-gieo-chu-o-vung-cao
Tiết học của cô và trò điểm trường Mầm non Săm Cài lúc nào cũng rộn vang tiếng cười. Ảnh: CAND

Vận động trẻ đi học đã khó, làm hồ sơ xin trợ cấp xã hội cho các em cũng không phải là chuyện dễ dàng. Nguyên do là nhiều gia đình trong bản đi theo tiếng gọi của ma túy, không nghiện ngập cũng buôn bán. Họ nghĩ rằngcác cô giáo sẽ giúp sức công an đến điều tra, bắt bỏ tù nên lúc nào cũng phải thật cảnh giác.

Không ít lần giáo viên nơi ấy bị từ chối, thậm chí đuổi thẳng thừng. Lúc ấy, họ tủi thân đến phát khóc, nhưng nghĩ tới các học  trò mà hết lòng cố gắng. Cuối cùng, cô giáo cũng giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn trong lớp học của mình có thêm kinh phí hỗ trợ, giúp các em và gia đình yên tâm hơn những ngày tới lớp.

Tháng 11/2018, vụ tai nạn với xe tải trên đường đi làm về khiến cô giáo Vì Thị Nhân mất đi chân phải. Biết tin vợ mình gặp tai nạn nặng, chồng cô - anh Cầm Trung Thông bàng hoàng, tưởng chừng chân đi không vững. Thế nhưng, người đàn ông ấy vẫn xốc lại tinh thần, nuốt nước mắt đưa vợ xuống Hà Nội chữa trị.

Có điều, dù các bác sĩ đã hết lòng chữa trị, cô Nhân vẫn phải cắt bỏ chân qua đầu gối. Tỉnh dậy sau ca mổ, nhìn chân khuyết của mình, cô giáo không khỏi đau đớn. Cô nhớ lại: "Lúc này trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất đó là mình sẽ là kẻ tàn phế, làm khổ gia đình, không biết có được đến lớp nữa hay không". Sợ vợ buồn tủi, anh Thông liên tục động viên vợ : "Hãy coi anh là chiếc chân phải của em!".

am-long-co-giao-khuyet-chan-no-luc-bam-nghe-gieo-chu-o-vung-cao
Gia đình là nguồn động lực to lớn để cô giáo vùng cao cố gắng trong cuộc sống. Ảnh: CAND

Nỗi buồn cũng dần nguôi ngoại, cô bắt đầu làm quen với cuộc sống mới. Sau 2 tháng, vì quá thương nhớ học trò, cô xin được đi làm lại. Ban Giám hiệu Trường Mầm non Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) ngay lập tức đồng ý. Vốn dĩ, cô Nhân là một người có năng lực sư phạm tốt, nhiều năm kinh nghiệm công tác ở điểm bản cũng như nuôi dạy trẻ vùng cao.

Sợ chồng và bố mẹ lo lắng, cô giáo Nhân quyết tâm tập luyện đi lại bằng chiếc nạng và bằng chiếc chân giả. Có nạng và chiếc chân ấy, cô giáo Nhân dường như đã có phần chắc chắn hơn trong mỗi bước tập đi của mình. Chỉ còn một chân, ngày ngày cô giáo Nhân vẫn ôm chiếc nạng dài 1,5m, nhờ người chị họ gần nhà chở hơn 20 km đến trường. Dù nắng hay mưa, dù là những ngày đông giá rét hay ngày hè nóng bỏng, cô giáo Nhân vẫn chưa bỏ bất cứ buổi nào tới lớp.

am-long-co-giao-khuyet-chan-no-luc-bam-nghe-gieo-chu-o-vung-cao
Cô Nhân khẳng định: Trừ phi nghề bỏ tôi, chứ bản thân nhất quyết không bỏ nghề. Ảnh: Lao động

3 năm sau vụ tai nạn, phần vết thương vẫn đau nhức khi thời tiết thay đổi. Thế nhưng, cô giáo Nhân vẫn thấy vui vì đã trở lại với công việc và cuộc sống cũ.  Cô tâm sự: "Mất một chân đâu phải mất tất cả, tôi vẫn muốn góp sức mình để những đứa trẻ vùng cao biết đọc, biết viết. Trừ phi nghề bỏ tôi, chứ bản thân nhất quyết không bỏ nghề".

Theo CAND, Lao động

Xem thêm: Đinh Thị Lý: Cao chưa tới 1m, 8x Hải Dương vẫn khiến người đời nể phục khi giành học bổng du học Úc

Đọc thêm

Theo một nghiên cứu lâu năm, những nhân viên tan làm sớm sẽ làm việc hiệu quả, có cuộc sống hạnh phúc hơn những người về muộn.

Nghiên cứu chứng minh nhân viên tan làm sớm làm việc hiệu quả và hạnh phúc hơn người về muộn
0 Bình luận

Thái Doanh Nghi được nhiều người mến mộ không chỉ bởi nhan sắc xinh xắn mà còn bởi thành tích học tập đáng nể, mới đây là trở thành nhân viên hãng kiểm toán Big4.

Thái Doanh Nghi: 9x Sài Gòn đạt GPA 4.0, là nhân viên hãng kiểm toán Big4 lương trăm triệu
0 Bình luận

Thoạt nghe có vẻ bất công, nhưng các nhà lãnh đạo luôn có lý do phù hợp để cất nhắc thăng chức cho những người hướng ngoại.

Chuyên gia bật mí lý do khiến người hướng ngoại dễ thành công: Tuyệt đối không phải vì họ 'giỏi' nịnh nọt
0 Bình luận

Tin liên quan

Sống đẹp xin gửi tới khán giả thông tin về bộ phim Cổ Tay Áo Màu Đỏ (The Red Sleeve) có bao nhiêu tập, phát sóng lúc mấy giờ và xem trên kênh nào?

Phim Cổ tay áo màu đỏ có bao nhiêu tập?
0 Bình luận

Những câu chuyện ngắn Phật giáo dưới đây chứa đựng rất nhiều triết lý nhân sinh. Nếu bạn dành một chút thời gian tìm hiểu thì sẽ ngộ ra được nhiều chân lý hay. 

5 câu chuyện Phật giáo giúp bạn ngộ ra trí tuệ thâm sâu của cả đời người
0 Bình luận

Thắm đượm tình quê hương - Bài văn đạt điểm tối đa thể hiện những trải nghiệm hết sức dung dị thân thương nơi quê nhà.

Thắm đượm tình quê hương - Bài văn điểm 10 của thí sinh Chiết Giang 2009
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất