5 bằng chứng chỉ ra "con hư tại bố", không thể chối cãi
Chúng ta thường có câu "con hư tại mẹ", nhưng sự thật là các ông bố cũng có thể làm hư con. Hãy cùng Sống Đẹp tìm hiểu 5 bằng chứng chứng minh "con hư tại bố" nhé.

1. Có những thói quen không lành mạnh
Ngoài việc làm tăng nguy cơ bệnh tật và những hậu quả tiêu cực liên quan đến sức khỏe sau này thì đứa trẻ trong gia đình có bố nghiện rượu, nghiện thuốc cũng sẽ có nguy cơ nghiện rượu, nghiện thuốc, ma túy và ham mê cờ bạc cao gấp 4 lần so với những em có bố bình thường khác.
2. Không tình cảm, hay cãi nhau với vợ
Nếu từ nhỏ, con cái đã được học từ bố mẹ thế nào là yêu thương, làm thế nào để yêu thương thì sau này lớn lên, chúng sẽ trở thành những người sống tình cảm với vợ mình, con cái mình.
Nếu một người bố không thấu hiểu vợ mình, thường xuyên lớn tiếng cãi nhau với vợ, điều này sẽ khiến cho con trẻ sợ hãi, cảm xúc không ổn định. Lâu dần sẽ dễ khiến trẻ xuất hiện vấn đề về hành vi và sự mất cân bằng tâm lý.

3. Không tham gia dạy dỗ, chăm sóc con
Với nhiều gia đình, dạy dỗ con cái được coi là việc của người mẹ. Tuy nhiên, nếu trong quá trình trưởng thành của trẻ, mức độ tham gia vào việc dạy con của người bố không cao, trẻ sẽ nghĩ bố không yêu chúng, từ đó làm nảy sinh nhiều vấn đề tâm lý. Ngoài ra, những bé trai sẽ dễ thiếu đi sự mạnh mẽ còn các bé gái thì vô hình chung phải đảm nhiệm một phần vai trò của nam giới, mất đi tính khí của phái đẹp.
4. Nói năng thô lỗ
Một đứa trẻ lớn lên bên cạnh người bố hay dùng những ngôn từ cục cằn, bất lịch sự thì nó sẽ thấm vào con hằng ngày và lớn lên sẽ thành bản sao.
Nhiều người cha vì yêu thương mà muốn bảo vệ con, bao bọc con một cách tuyệt đối, ngăn cấm con không được làm điều này, không được làm điều kia vì lo con gặp sự cố, nguy hiểm. Tuy nhiên, sự bảo vệ thái quá sẽ tiêu diệt óc sáng tạo, sự táo bạo và trải nghiệm của con, khiến con nhút nhát, e dè và khó có thể đương đầu với cuộc sống sau này.
5. Nói mà không làm
Bố bắt con phải dậy sớm nhưng mình thì vẫn nằm cố trên giường. Bố bắt con phải đi ngủ sớm nhưng vẫn xem phim hoặc chơi điện thoại đến khuya… Trẻ sẽ thấy bất công và đặt ra câu hỏi: “Sao con phải làm thế trong khi bố không phải làm?”.
Đọc thêm: Dạy trẻ làm việc nhà: Tuy nhỏ nhặt nhưng ảnh hưởng đến tương lai của trẻ
Đọc thêm
Giáo sư William Stixrud của Trường ĐH Y George Washington cho biết, cha mẹ thường hay nói những câu không có tác dụng trong việc rèn luyện cho con tính tự giác mà còn làm con bị tổn thương.
Ít ai biết, ngay cả những hành vi trong bữa cơm hàng ngày cũng phản ánh cách một đứa trẻ có được cha mẹ quan tâm giáo dục hay không? Phụ huynh không nên xem thường việc giáo dục con cái văn hóa trên bàn ăn.
Đối với cha mẹ, con cái luôn là những đứa trẻ cần được chăm sóc, che chở. Nhưng đến một thời điểm nào đó khi tình yêu đủ lớn, cha mẹ sẽ “buông tay” để con bay.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.