Về với bố - Câu chuyện hôn nhân đáng ngẫm
Thấy thái độ của con rể trong ngày cưới, bố liền bảo tôi xách váy về với bố. Nghe bố nói xong tôi bật khóc nức nở, trên đời này chỉ có bố mẹ mới yêu thương tôi vô điều kiện.

Hôm qua tôi vừa tổ chức đám cưới sau 2 năm yêu nhau. Những tưởng chừng ấy thời gian tôi đã hiểu hết về tính tình chồng mới cưới rồi, nhưng tôi đã nhầm. Thái độ của anh trong ngày đám cưới khiến tôi bàng hoàng, không tin được.
Ban đầu mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp. Tôi trang điểm xong thì ngồi đợi chú rể đến đón dâu. So với dự tính ban đầu thì nhà trai hơi quá giờ một chút, nhưng cũng có thể thông cảm được vì đường xa. Trên xe hoa, tôi thấy chồng có biểu hiện mệt mỏi, ngáp ngắn ngáp dài, hơi thở thì toàn mùi rượu. Biết là ngày vui nên phải uống nhưng lo cho sức khỏe, sợ anh không chịu được nên tôi nhỏ nhẹ nhắc nhở anh lát nữa uống ít thôi. Thậm chí, tôi còn chuẩn bị trước một chai nước giải rượu để sẵn trong túi xách và bảo chồng uống cho tỉnh táo.
Tôi quan tâm chu đáo như thế mà chồng lại chẳng biết ơn mà còn lớn tiếng quát tôi: "Em im mồm đi, nói lắm thế không biết, đang nhức đầu mà cứ lảm nhảm bên tai".
Nghe câu đó mà tôi ấm ức muốn ứa nước mắt, nhưng sợ trôi lớp trang điểm nên phải cố kìm lại. Người tài xế nghe thấy, chắc cũng cảm thấy bất ngờ nên liếc mắt nhìn tôi qua gương chiếu hậu. Ánh nhìn ấy lại càng khiến tôi thêm xấu hổ. Tôi ngồi im không nói thêm câu gì cho tới khi xe hoa dừng lại.

Lúc MC đám cưới giới thiệu cô dâu chú rể lên làm lễ rót rượu mừng và cắt bánh. Chồng tôi vừa ngáp vừa cầm chai rượu, anh loay hoay mở nắp mãi không được, thế là bực bội định đập vỡ chai rượu thì MC nhanh nhẹn cầm mở giúp. Đến lúc nhà trai nhà gái lên trao vàng cưới, rồi bố tôi nói vài lời đại ý là gửi gắm con gái cho ông bà thông gia, hy vọng tôi sẽ được chồng yêu chiều, được bố mẹ chồng thương mà nhẹ nhàng bảo ban... Bố tôi có chút hơi men nên nói xong thì rơm rớm nước mắt. Tôi thấy thế cũng bật khóc nức nở theo. Chồng đứng bên cạnh bấm vào tay tôi đau điếng. Tôi giật mình quay sang thì anh trợn trừng mắt lên, bặm môi bảo: "Khóc cái gì, đừng có làm như lấy chồng là khổ lắm như thế, người ta cười cho".
Tôi xúc động vì bố mình chứ có phải vì sợ hãi, khổ sở gì đâu. Thế mà chồng không hiểu cảm xúc của vợ, nhẫn tâm nói ra những lời cay đắng, chua ngoa đến thế. Bố tôi đứng gần nghe thấy tất cả, dù bực tức nhưng ông chỉ im lặng vì hôm nay là ngày vui của con gái.
Đến khi nhà gái ra về, bố kéo tôi lại bảo: "Bố thấy thằng Tài không ổn đâu, thôi con xách váy về với bố luôn, chứ sau này thế nào con cũng khổ với nó. Trong ngày cưới mà nó còn đối xử với con như thế thì tương lai khuất mắt người ngoài, không biết nó còn hành con thế nào".
Nghe bố nói tôi uất ức chảy cả nước mắt, tôi cũng muốn về cùng bố luôn nhưng vẫn kìm lại vì sợ cả 2 bên họ hàng bẽ mặt. Nhưng qua ngày hôm nay tôi không còn niềm tin gì trước người chồng mới cưới. Tôi nghĩ mình sẽ ly hôn sớm thôi…
Theo Pháp luật và đời sống
Xem thêm:Xin bố tiền xây nhà – Câu chuyện gia đình đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Suốt 2 năm, người thầy giáo này thường xuyên cõng học sinh ngủ quên về nhà, biết lý do đằng sau nhiều người không khỏi bất ngờ và xúc động.
Sau bao năm hết lòng chăm sóc, đến một ngày vợ chồng tôi hỏi xin bố tiền xây nhà, câu trả lời của ông khiến chúng tôi điêu đứng, có miệng mà khó thanh minh.
Nhân viên bỏ làm liên tục nhưng vẫn được sếp chuyển tiền hằng , nguyên nhân được tiết lộ khiến mọi người vô cùng xúc động.
Tin liên quan
Cũng vì thương con gái mà mẹ giấu giếm cho vay tiền không để con rể biết, sợ anh ta tự ái khi phải nhờ vả sự giúp đỡ của nhà vợ.
Vốn có mức lương cao ở thành phố, 9x Thái Nguyên gặp nhiều biến cố khiến cô đổi ý, bỏ phố về quê trồng chè nối nghiệp gia đình.
Người xưa dặn: "Cây âm vào cửa, gia đình bất an", vậy nhưng cây mang âm khí nặng là những cây nào vậy?
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.