Phú ông cho bò – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Thấy người nghèo đáng thương, phú ông cho bò với hy vọng người nghèo sớm thoát khỏi cảnh khốn khó. Nhưng do không có sự kiên định, người nghèo đã tự phá vỡ tương lai của mình.

Mùa đông rét buốt tới, thương cảm trước hoàn cảnh khó khăn của một người nghèo trong làng, phú ông đã tặng cho anh ta một con bò. Ông hy vọng người nghèo sẽ dùng con bò khai hoang, cày bừa. Như thế tới mùa thu người nghèo có thể thoát khỏi cảnh túng thiếu. Người nghèo cũng vậy, lúc nhận được bò trong lòng anh ta cũng tràn ngập hy vọng với tương lai.
Thế nhưng, chỉ sau vài ngày anh ta nhận ra con người cần ăn cơm và bò cũng cần ăn cỏ. Mùa đông khiến cuộc sống của anh ta trở nên khó khăn hơn. Thế là anh ta quyết định bán bò để mua mấy con dê. Việc đầu tiên khi mang mấy con dê về nhà là anh ta đem giết một con để ăn, những con còn lại để nuôi.
Thế nhưng, chỉ sau vài tuần, thức ăn hết, những con dê lại chậm sinh con. Cuộc sống lại trở nên khó khăn, thế là anh ta lại thịt tiếp một con dê nữa để lấy thức ăn. Sau đó, để cải thiện sự khó khăn hiện tại, anh ta lại tiếp tục bán dê và mua gà với hy vọng trứng gà sẽ giúp anh ta cải thiện bữa ăn và kiếm được tiền nhanh hơn.

Thời gian trôi qua, số gà anh ta mua chỉ còn lại một con vì anh ta không cầm lòng được trước món thịt gà. Tiền chẳng kiếm ra được, cuộc sống thì ngày càng khốn đốn. Không chịu được cảnh túng quẫn, anh ta quyết định bán con gà còn lại và mua một bình rượu để uống cho no nê. Mùa đông trôi qua, trong nhà anh ta chẳng còn gì ngoài bình rượu trắng với hũ dưa muối sắp cạn.
Mùa xuân tới, phú ông vui vẻ mang hạt giống sang nhà người nghèo với ý định tặng cho anh ta gieo cấy trong vụ mùa sắp tới. Khi tới nơi, phú ông buồn bã nhìn vào nhà người nghèo. Căn nhà vẫn nghèo rớt mồng tơi như trước, bò cũng chẳng còn. Phú ông lẳng lặng quay đi còn người nghèo vẫn tiếp tục uống rượu "giải sầu".
Thế mới thấy sống ở đời muốn chạm tới thành công, phải nỗ lực hết mình. Có thể, trên hành trình ấy, bạn sẽ gặp những thử thách, thậm chí là thất bại, nhưng cứ kiên trì tương lai sẽ một ngày tươi sáng hơn. Ai cũng có ước mơ của riêng mình, ai cũng muốn được sống no đủ, giàu có. Thế nhưng không phải ai cũng đủ kiên trì để theo đuổi ước mơ của mình. Người giàu cũng là những con người không hoàn hảo như người nghèo, nhưng người giàu hơn người nghèo ở một điểm là họ biết nắm lấy cơ hội và hành động.
(Theo Phụ nữ Việt Nam)
Xem thêm: Đừng giao hết tiền cho con cái – Câu chuyện cuộc sống đáng suy ngẫm
Đọc thêm
20 năm trước người đàn ông cho anh trai mượn 2 triệu đồng, tới khi gặp khó khăn cách cư xử của người anh khiến ông nhận ra nhiều triết lý cuộc sống.
Chứng kiến người bạn già nằm cô độc trên giường bệnh, tôi rút ra một chân lý: Tuyệt đối không giao hết tiền cho con cái rồi mong nó phụng dưỡng mình khi về già.
10 năm sống trong đau khổ, người phụ nữ lấy hết can đảm để ra tòa nhưng đến phút cuối lại rút đơn ly hôn vì mẹ, vì đứa con thơ.
Tin liên quan
Mẹ là người yêu thương con vô điều kiện, và không thể có thứ tình cảm nào có thể vượt qua được tình mẹ. Đó là chân lý mà ai cũng biết nhưng không phải ai cũng có thể thấu hiểu.
Cũng vì thương con gái mà mẹ giấu giếm cho vay tiền không để con rể biết, sợ anh ta tự ái khi phải nhờ vả sự giúp đỡ của nhà vợ.
Quà cưới của bố mẹ tưởng như là sự động viên, ủng hộ nhưng chồng tôi lại phản ứng gay gắt vì nghĩ rằng bố mẹ không tôn trọng cảm xúc của anh.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.