Ngày vui hóa ngày buồn vì tiền mừng cưới – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đám cưới lẽ ra phải là ngày hạnh phúc nhất trong đời tôi, nhưng vì tiền mừng cưới và câu nói của mẹ chồng đó lại là kỷ niệm đầy chua chát.

Hôn lễ của vợ chồng tôi diễn ra tại một khách sạn hạng sang. Hai gia đình mời tổng cộng khoảng 500 khách. Nhà trai hy vọng số tiền mừng cưới đủ để trang trải chi phí đám cưới và chúng tôi có một khoản vốn để làm ăn. Nhưng khi lễ cưới khép lại, bóc phong bì xong cả tôi và chồng đều sững sờ...
Tổng cộng số phong bì thu về là 300 chiếc, dù các bàn tiệc đều ngồi kín người, không thừa một mâm cỗ nào. Như vậy có khả năng là nhiều khách đến không gửi phong bì mừng cưới hoặc số phong bì bị lẫn lộn ở đâu đó.
Bố mẹ chồng sau khi kem số tiền mừng cưới thì kêu trời vì lỗ nặng. Chi phí tổ chức đám cưới vượt xa khoảng tiền mừng nhận được. Trước đó, bố mẹ chồng hứa sẽ chia cho vợ chồng tôi một nửa tiền mừng cưới để làm vốn, nhưng với tình trạng này bố mẹ chồng còn phải bù lỗ vào.
Nhưng chuyện cay đắng và khiến tôi sốc nhất là tiền mừng cưới ít bị quy hết cho gia đình tôi. Tôi nín lặng khi nghe mẹ chồng than: “Nhà gái mời bạn bè cái kiểu gì mà không ai mừng phong bì? Chắc chắn là bạn bè cô dâu rồi!”.

Lời trách móc ấy như một cái tát thẳng vào mặt tôi. Vốn có ít bạn bè nên hôm đám cưới tôi chỉ mời khoảng 50 người. Phần lớn khách đến tự tiệc là họ hàng và bạn bè phía nhà trai. Nhưng giờ mọi chuyện lại đổ hết lên đầu tôi. Chồng tôi ngồi cạnh thẫn thờ không nói lời nào bênh vực vợ. Còn tôi phận dâu mới cũng chỉ biết im lặng, âm thầm nuốt nước mắt vào trong vì không muốn sự việc bị đẩy đi quá xa.
Khi tổ chức đám cưới ở khách sạn xa hoa, chúng tôi đều hy vọng sẽ có một lễ cưới thật đáng nhớ. Nhưng giờ tôi lại tự hỏi, liệu có phải chúng tôi đã quá đặt nặng vấn đề hình thức để rồi biến ngày hạnh phúc thành bài toán kinh tế thiệt hơn.
Cuộc sống hôn nhân chỉ vừa mới bắt đầu nhưng những tổn thương từ đám cưới đã để lại một vết sẹo lớn trong lòng tôi. Những ánh mắt dò xét, những lời thì thầm sau lưng khiến tôi khó xử vô cùng. Tôi cảm thấy những ngày tháng sau này sẽ trôi qua không mấy dễ dàng...
Đọc thêm
Bản thân tôi mỗi khi đến chơi nhà bạn, dù không phải là đám giỗ cũng chẳng bao giờ đi tay không, nên nhìn cách hành xử của đồng nghiệp tôi thấy khó chịu vô cùng.
Nhìn kiểu đánh ghen lịch sự của chị dâu tôi càng thêm yêu quý và nể phục cách làm người của chị. Chị không ồn ào, náo loạn mà dùng sự bình tĩnh, tự tin của mình để giữ gìn hạnh phúc cho con.
Vì thành kiến và sự ích kỷ mà suýt nữa tôi đã đẩy vợ vào tình huống nguy hiểm. Thật may bây giờ cô ấy đã vượt qua căn bệnh trầm cảm, sống vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Tin liên quan
Khi các thành viên trong gia đình không còn tương tác, không còn quan tâm nhau nữa thì đó là dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút...
Làm người, dễ tính quá không tốt, khó tính quá không được. Làm người phải biết nhu biết cương, biết đặt lòng lương thiện và sự khoan dung đúng lúc đúng chỗ.
Tôi vẫn thường tự nhủ, hãy bỏ định kiến và sự bướng bỉnh tự cho mình là đúng, mà hãy nỗi lực hơn nữa để cuộc sống tốt đẹp hơn...
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.