Muốn thành công phải nhìn rõ 3 "kẻ địch" lớn nhất đời người

Làm gì có con đường thành công nào là dễ dàng, chỉ có bước qua chông gai, nhìn nhận rõ những việc cần làm mới đem lại cuộc sống tốt đẹp.

Diệu Nguyễn
07:55 30/11/2021 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1.   Thất bại thì thói xa hoa

Người xưa dạy rằng: “Kiệm, đức chi cộng dã; xỉ, ác chi đại dã”, ý là tiết kiệm và đức song hành cùng nhau, lãng phí và điều ác sẽ đem đến tác hại lớn. Nhìn lại các vị tiền nhân trong lịch sử, chúng ta đều nhận thấy tất cả họ đều thành nhờ cần kiệm, bại do xa xỉ.

photo1582086231582-1582086232000-crop-1582086309037653112021

Vì thế, mỗi người chúng ta trong cuộc sống nhất định đừng để cho những hư vinh phồn hoa ngắn gửi làm mờ hai mắt, càng không thể để xa hoa lãng phí khiến tâm trí mất đi phương hướng. Bởi, kết cục của lãng phí quá độ là sự thất bại ê chề.

Gia Cát Lượng trong “Giới tử thư” cũng có viết: “Tĩnh để tu thân, kiệm để dưỡng đức”. Ở Hong Kong, Lý Gia Thành – vị thương nhân giàu có, thành công cũng là một tấm gương tốt về cần kiệm. Lý Gia Thành đã từng yêu cầu hai con của mình khi ra đường phải đi xe công cộng bởi trên xe công cộng sẽ có đủ mọi người ở mọi tầng lớp trong xã hội, điều này sẽ giúp con của ông có được trải nghiệm chân thật nhất về cuộc sống. Và nhờ sự giáo dục tuyệt vời này, hai con của ông từ nhỏ đã chăm chỉ học hành, làm việc, đem số tiền kiếm được giúp đỡ những bạn học sinh khó khăn, không hề bị nhiễm thói xa hoa, ỷ lại của trẻ nhà giàu. Không chỉ trong giáo dục con cái, mà Lý Gia Thành cũng cực kỳ nghiêm túc, kỷ luật với bản thân. Ông cũng đi xe công cộng như các con mình, cùng ngồi ăn bữa cơm bình thường cùng với nhân viên, thậm chí một bộ âu phục ông mặc tận 10 năm.

2.   Thất bại vì kiêu ngạo

Vương Dương Minh từng nói: “Ngàn tội trăm ác, đều từ ngạo đi lên”. Trong cả cuộc đời con người có thể không cứng cỏi, nhưng không được kiêu căng.

photo-1-15668895531231803176059

Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ tự nhận mình xuất thân quý tộc, anh hùng cái thế, có được trăm vạn hùng binh, coi thường Lưu Bang có xuất thân bình thường. Nhưng Lưu Bang lại dùng tâm thiện đãi Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà, để rồi từ thế yếu chuyển thành thế mạnh. Rốt cuộc, kết quả là Hạng Vũ thất bại thảm bại.

Một trong những nhân vật chính của thời Chiến Quốc, trong câu chuyện Tôn – Bàng đấu trí, Bàng Quyên từng là tướng quân của nước Ngụy, bởi vì ghen với hiền tài, hãm hại đồng môn Tôn Tẫn khiến Tôn Tẫn trốn về nước Tề. Theo lịch sử ghi lại, Bàng Quyên rất vui mừng khi lập công, có một chút công lao nhỏ nhoi cũng thổi phồng lên tận trời cao. Vì thế, ông ở tại nước Ngụy bị rất nhiều người bài xích, nếu không phải Bàng Quyên có chút tài năng, đoán chừng sớm đã bị Ngụy vương giết mất. Cũng là bởi vì ông tự cao tự đại, mới khiến cho Tôn Tẫn có cơ hội thừa dịp nắm bắt được khuyết điểm này, cuối cùng Bàng Quyên thất bại ở chính điểm yếu này của mình.

Một người không biết giấu kín tài năng của mình, đó chính là ngạo mạn; một người không ý thức được chính mình ỷ vào tài năng mà trở nên kiêu căng, đó lại là ngu xuẩn. Tự thổi phồng bản thân chỉ khiến đạo đức ngày càng suy bại và kết cục cuối cùng chính là thất bại. Người thành công chỉ có thể là người khiêm tốn tiếp nhận ý kiến của người khác, biết cách lắng nghe và tiếp thu những thức rộng lớn, chỉ có điều đó mới giúp bản thân ngày càng tinh tấn.

Từ những bài học lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng có tài không kiêu ngạo chính là phẩm chất, còn không có tài nhưng nỗ lực đó là đức và nếu bạn tự đặt tư thái điệu bộ ở vị trí thấp tùy rằng phúc chưa đến nhưng họa sẽ tránh xa.

3.   Thất bại vì sự lười biếng

Trong lịch sử, Khang Hy từng dạy con cái rằng: “Thánh nhân lấy lao động làm phúc, xem an nhàn là họa”. Thất bại không đáng sợ mà lười biếng mới chính là đáng sợ.

3-tai-c9a6oa-doi-d0bfguoi-nc9a6ad0bf-bai-do-luoi-bied0bfg-su-bai-do-kiee1b49c-d0bfgao-gia-bai-do-c9a6oad0bfg-cf81c9a6i_5f85546fa9d2b

Lười nhác chính là nguồn căn của sự thất bại. Một người nếu lười nhác lúc học hành thì đương nhiên thành tích sẽ không thể tốt. Nếu biếng nhác trong công việc tự nhiên sự nghiệp sẽ không thành.

Trong cuộc sống, ta không khó gặp nhiều người chỉ vì lười nhác mà có một cuộc sống bình thường đến lúc mất cũng chẳng lưu lại gì. Còn đa số những người có thành tựu đều là những người chăm chỉ, siêng năng. Con người ấy mà, nếu muốn chăm chỉ thì phải không ngừng thúc giục chính mình, cố gắng vượt qua tật lười nhác. Cần cù có thể tạo nên một vĩ nhân, đồng thời cũng giúp chúng ta trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.

Xem thêm: Ông lão ngốc đổi ngựa lấy táo thối

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận