Hối hận vì mua xe ô tô trả góp – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Cứ nghĩ mua xe ô tô để có phương tiện đi lại và ra oai với bạn bè là mãn nguyện, nào ngờ sau 2 năm gồng gánh trả lãi tôi đau đầu vì giữ không nổi mà bán cũng chẳng xong.

5 năm lên thành phố sống, vợ chồng tôi mua được một căn chung cư trả góp. Khi ấy so với bạn bè tôi là người có vẻ khá giả nhất vì có nhà sớm, thu nhập cũng khá.
3 năm sau đó, bạn bè của tôi cũng phất lên nhiều, ai cũng có nhà có xe. Thậm chí có người còn mua được hẳn căn hộ cao cấp khiến tôi hết sức ngưỡng mộ. Đặc biệt ai cũng sắm xe ô tô để đi lại. Thấy vậy, chồng lại bàn với tôi mua một chiếc xe ô tô để đi lại cho bằng bạn bằng bè. Anh bảo mỗi lần gặp bạn, thấy bọn nó lái xe đến trong khi mình lại đi taxi khiến anh có chút xấu hổ. Tôi nghe vậy thì can ngăn ngay, vợ chồng tôi không có nhiều tiền tiết kiệm lại đang nợ tiền nhà, nếu gánh thêm một chiếc xe nữa thì khó mà cáng đáng.
Nhưng chồng tôi bảo với thu nhập hiện tại chỉ cần vợ chồng sống tiết kiệm lại một tí, hàng tháng tiêu bớt đi một chút là có thể lo được. Ban đầu anh tính mua một chiếc xe cũ, tôi nghe cũng xuôi tai. Nhưng nghe người này người kia nói, anh lại quyết định mua xe mới, một chiếc xe gầm cao, đẹp.
Trong lúc tôi đang đắn đo thì chồng lại nói đến sự tiện lợi khi có xe riêng. Anh bảo có xe nhà mình không cần lo nắng lo mưa, không phải đợi chờ hay phụ thuộc vào ai. Rồi anh hình dung cảnh mình lái xe chở bố mẹ đi đó đi đây, tận hưởng cuộc sống theo cách đủ đầy hơn. Và đâu đó anh còn có chút tự hào rằng mình sẽ được bạn bè, hàng xóm nhìn với ánh mắt ngưỡng mộ.

Từ ngày mua xe ô tô, tôi tiết kiệm mọi thứ chi tiêu trong nhà. Con cái cũng không được chăm chút, sắm sửa đàng hoàng như trước. Những buổi tụ tập ăn chơi với bạn bè cũng hạn chế dần vì không có tiền để hoang phí.
Hơn 2 năm sau khi mua xe, công việc của tôi bếp bên do công ty khó khăn, thu nhập bị hạ xuống còn một nửa. Khó khăn bắt đầu khi công việc của chồng tôi cũng không còn được như trước. Chiếc xe ô tô bỗng trở thành gánh nặng đè lên vai hai vợ chồng, mỗi lần nhìn thấy nó là tôi lại thấy áp lực bủa vây. Nào là tiền xăng, tiền gửi xe, tiền bảo dưỡng, bảo hiểm,… cộng lại thành một khoản không hề nhỏ. Rồi còn cả tiền ngân hàng 6-7 triệu mỗi tháng chưa kể tiền nhà.
Mà từ ngày có xe, mỗi tháng gia đình tôi cũng chỉ về quê được 2 lần. Còn mỗi lần đi chơi cũng phải đau đầu tính toán, cân nhắc tiền gửi xe, tiền xăng, tiền ăn uống. Đi làm thì vợ chồng tôi vẫn đi xe máy vì gửi ở công ty quá đắt đỏ, cộng thêm tắc đường khó đi lại.
Lợi ích của việc có xe ô tô đúng là có thật nhưng áp lực tài chính mà nó mang lại khiến tôi cảm thấy nghẹt thở. Một tháng chúng tôi chỉ đi xe vài lần mà vẫn phải gánh khoản nợ lớn trên vai. Giờ muốn bán đi thì tôi phải chấp nhận lỗ vốn to, mà chồng lại sĩ diện không muốn bán. Mỗi ngày nhìn chiếc xe đậu trong hầm tôi lại hối hận vì ngày trước không kiên quyết can ngăn chồng…
Xem thêm: “Nuôi” ông bà thông gia – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Tôi bị bác ruột nói ích kỷ khi lương 30 triệu mà mỗi lần cho cháu họ chỉ có vài trăm. Tôi nghe mà tức giận vô cùng. Dù có ích thì đó cũng là tấm lòng của tôi…
“Mình dọn ra ở riêng đi anh”, chị đã nói như thế với chồng sau hơn 1 năm chung sống cùng mẹ và các chị chồng. Bởi chị đã quá mệt mỏi và chán chường…
Tôi không hiểu vì sao mẹ chồng lại quá quắt, tính toán thiệt hơn với hai đứa nhỏ như vậy. Dẫu sao nhà con bà đang ở cũng là do bố mẹ chúng đỡ đần mới có được…
Tin liên quan
Cổ nhân xưa tin rằng, cuộc sống quá no đủ sẽ khiến các thành viên trong gia đình nhụt chí, lười phấn đấu.
Cổ nhân khuyên hậu nhân nên lưu ý khi gặp những người quá khiêm tốn như dưới đây.
Cổ nhân cho rằng, những người khôn ngoan sẽ không để tâm đến 3 chuyện này. Những kẻ dại dội thì hay chấp nhặt, để ý từng ly từng tý.
Bài mới

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.