Cổ nhân dạy: Gia đình tích đức hành thiện thì con cháu đời sau nhất định hưng vượng

Để tạo phúc cho đời sau nhiều người thường để lại tài sản mà cả đời họ làm ra cho con cái của mình. Nhưng đối với người xưa, việc tạo phúc cho đời sau lại có quan niệm rất khác biệt.

Diệu Nguyễn
08:28 14/12/2021 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Để tạo phúc cho đời sau bố mẹ nên tích đức hành thiện

Những của cải vật chất trong thế giới này không thể truyền lại mãi mãi, và cũng không ai có thể lường trước được tương lai của con cái, đời sau của mình sẽ ra sau. Có con cháu phát dương quan đại cơ nghiệp mà tổ tiên để lại và cũng không ít người làm cho gia nghiệp đời trước trở nên lụn bại, suy tàn. Từ cố chí kim đến nay, không hiếm những trường hợp con cái được cha mẹ để lại cho nhiều của cải, vật chất rồi sống phung phí, không biết phấn đấu để rồi rơi vào tình cảnh khuynh gia bại sản.

De-tao-phuc-cho-doi-sau-co-nhan-co-bi-quyet-gi-3

Thế mới nói, nếu con cái không thể gánh được gia nghiệp, không biết cách quản lý cũng như sử dụng tài sản kế thừa từ cha mẹ thì ngay cả núi vàng cũng có thể tiêu tan. Trong xã hội ngày nay cũng không ít các trường hợp cha mẹ để lại tài sản để rồi con cái họ lao vào tranh giành, đứa nhau ra tòa, thậm chí là từ mặt nhau vì tài sản.

Nhưng nếu, cha mẹ để lại cho con cháu của mình tài sản là trí tuệ và đạo lý làm người thì không cần gia tài bạc tỷ chúng cũng có thể tự tạo ra của cải, sự nghiệp cho chính mình. Và nếu cha mẹ ăn ở hiền lành, tích đức hành thiện để lại phẩm đức tốt đẹp cho con thì sẽ tạo phúc cho đời sau.

Cổ nhân và bài học thực tế để tạo phúc cho đời sau

Danh tướng Tả Tông Đường triều nhà Thanh, khi cáo lão về quê ở Trường Sa ông đã cho xây dựng những công trình lớn với mục đích để lại một biệt phủ nguy nga cho con cháu. Nhưng vì lo sợ những người thợ ăn chặn bớt vật liệu nên ông đã tự mình tới công trường để làm đốc công.

Có một người thợ cao tuổi thấy ông như vậy, không kìm được bèn nói: “Đại nhân, xin ngài cứ yên tâm. Tôi đã nhiều tuổi rồi, cũng đã từng xây dựng không ít biệt thự ở thành Trường Sa này. Từ xưa đến nay, những biệt phủ mà tôi xây dựng chưa từng có cái nào bị đổ cả, mà chỉ thấy có sự thay đổi chủ nhân của biệt phủ thôi”. Tả Tông Đường nghe xong không khỏi thấy hổ hẹn, bèn thở dài rồi rời đi.

Cùng thời với Tả Tông Đường có Lâm Tắc Từ cũng là một vị đại thần triều nhà Thanh. Ông lại có cách để tạo phúc cho đời sau khác với Tả Tông Đường. Ông từng nói rằng: “Nếu con cháu tôi đều bằng tôi thì chúng muốn tiền làm gì? Một người đức hạnh có nhiều tiền tài sẽ bị hao tổn ý chí. Còn nếu con cháu không bằng tôi thì chúng muốn tiền làm gì? Người ngu dốt mà có nhiều tiền tài sẽ dễ bị tai họa”.

De-tao-phuc-cho-doi-sau-co-nhan-co-bi-quyet-gi-2

Trong cách tạo phúc cho đời sau, ngoài câu chuyện của hai nhân vật kể trên thì còn có câu chuyện của Dương Vinh cũng rất đáng để mọi người suy ngẫm.

Chuyện kể rằng, vào thời Minh ở Phúc kiến có một viên trọng thần tên là Dương Vinh. Tổ tiên của ông mấy đời đều mưu sinh bằng nghề lái đò. Có một lần ở địa phương xảy ra mưa lớn, làm phá hủy nhà dân, cuốn trôi gia súc gây ra thiệt hại lớn về vật chất lẫn nhân mạng. Những người lái đò khác đều tranh nhau vớt của cải của người khác bị nước cuốn trôi chỉ có ông nội của Dương Vinh là lo cứu người.

Sau trận lũ ấy, rất nhiều thuyền phu vì vớt được nhiều của cải mà trở nên giàu có, nên cũng đổi sang nghề khác để sinh sống. Chỉ có gia đình họ Dương là vẫn sinh sống bằng nghề lái đò như trước đây.

Lúc ấy, rất nhiều hàng xóm chế nhạo nhà ông nội Dương Vinh, nhưng gia đình họ Dương lại không cảm thấy tiếc nuối mà chỉ cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì cứu vớt được nhiều người trong trận lụt ấy. Đến khi cha của Dương Vinh sinh ra, nhà họ Dương mới dần trở nên khá giả. Tiếp nối truyền thống của gia đình, cha của Dương Vinh cũng ra sức cứu người khi gặp khó khăn.

Một ngày nọ, có một vị đạo sĩ đi ngang qua nhà họ Dương nói với cha của Dương Vinh rằng: “Tổ tiên và cha mẹ ông đã tích được ân đức rất lớn, tương lai con cháu ắt sẽ hiển vinh, giàu sang, phú quý”.

Sau đó không lâu, Dương Vinh ra đời. Từ thuở nhỏ ông đã bộc lộ sự thông minh, nhanh nhẹ của mình lại rất ham đọc sách. Vào năm 20 tuổi, Dương Vinh đã thi đỗ kỳ thi của triều đình, sau làm đến chức Tam công. Hoàng Đế cũng gia phong cụ cố, ông nội và phụ thân của Dương Vinh. Không chỉ đời Dương Vinh mà những đời sau, con cháu của ông cũng hưng vượng với nhiều người thành công, có danh vọng.

Trong “Kinh Dịch” có viết “Tích thiện chi gia tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương”, các gia đình tích đức hành tiện thì nhất định sau này con cháu sẽ được hưng vượng, còn những gia tộc hành ác nhiều tất nhiên sẽ mang lại nhiều hậu họa về sau.

Vì thế, để gia đạo bình an tạo phúc cho đời sau cổ nhân thường có gia huấn rất nghiêm khắc. Họ thường khuyên răn con cháu nên hành thiện tích đức, tránh xa những việc ác. Khi con cái được giáo dục nghiêm khắc sẽ biết coi trọng đạo đức, có tu dưỡng và sẽ biết cách giữ gìn gia nghiệp của tổ tiên để lại.

Do đó, phàm là người sáng suốt muốn tạo phúc cho đời sau thì nên lựa chọn việc tích đức, hành thiện cả đời và để lại mỹ đức cho con cháu. Như thế, phúc báo mới được dài lâu. Bởi chỉ có đạo đức tốt đẹp mới là tài sản quý giá nhất mà ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu đời sau của mình.

Xem thêm: 3 chìa khóa đời người dù thiếu 1 hạnh vận không thông

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận