Ngẫm
Cổ nhân dạy: “40 không tham dục, 50 không tham tình, 60 không tham thực”, có ý nghĩa gì?
Cổ nhân dạy “40 không tham dục, 50 không tham tình, 60 không tham thực”, câu nói này hàm chứa triết lý nhân sinh sâu sắc không phải ai cũng biết.

Cổ nhân dạy: 40 không tham dục
Người đến 40 tuổi là bước vào giai đoạn trung niên. Lúc này, chúng ta nên biết giảm bớt những ham muốn quá mức, nếu buông thả dục vọng sẽ mang đến tổn hại cho thân tâm mà thôi.

Ham muốn ở đây có nhiều khía cạnh: Ham ăn, ham sắc, ham danh vọng tiền tài. Cổ nhân dạy “40 không tham dục”, không phải là chúng ta không cần chúng nữa, mà là chúng ta không còn bị phụ thuộc quá nhiều vào những thứ đó nữa.
Cái gọi là tiền bạc, quyền lực, danh dự, sắc đẹp,… đến lúc buông tay thì phải buông tay. Chỉ khi kiểm soát được ham muốn trong phạm vi hợp lý thì thân tâm của mình mới luôn khỏe mạnh.
Cổ nhân dạy: 50 không tham tình
Điều này có nghĩa là sống ở đời, chúng ta đừng nên bị vướng và bi lụy vào những vấn đề tình cảm. Ngoài ra thì nó còn bao gồm cả việc quản cảm xúc của bản thân. Đến tuổi 50, bạn cần duy trì sự bình yên về thể chất và sự ổn định về cảm xúc tinh thần. Đừng kích động, tức giận quá mức, cũng đừng kìm nén, chịu đựng quá mức.

Tuổi trung niên, điều ta cần chỉ là một người chung thủy bên cạnh cùng bầu bạn, chia sẻ ngọt bùi. Muốn có được điều đó thì bản thân bạn cũng phải chung thủy, son sắt bên người bạn đời của mình. Đừng để đến tuổi này vì những thứ tình cảm không xứng đáng lại đánh mất tất cả những thứ mình gây dựng lúc còn trẻ.
Cổ nhân dạy: 60 không tham thực
Khi một người bước qua tuổi 60, thể lực và sức chịu đựng sẽ không còn như lúc còn trẻ. Lúc này, điều mà chúng ta cần chú ý chính là sức khỏe của bản thân.

Nếu bạn muốn có một cuộc sống bình an, khỏe mạnh thì ngoài sự sảng khoái về thể chất và tinh thần thì cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Ăn ít đi một chút để giữ đường ruột sạch sẽ, khỏe mạnh và giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn của nhiều loại bệnh.
Con người đến giai đoạn trung niên, cần hiểu được cách kiểm soát dục vọng của chính mình. Biết thế nào là đủ bạn mới có thể gặt hái được hạnh phúc. Thay vì ràng buộc bởi những tình cảm không liên quan, hãy học cách xem nhẹ mọi thứ, lấy niềm vui của bản thân mà sống lạc quan, yêu đời và hạnh phúc.
Xem thêm: Cổ nhân dạy “Đàn ông xem mũi, đàn bà xem miệng” vì sao?
-
Ngẫm 13 giờ trước
Bảy phần trà, tám phần rượu, ba khấu đầu - Đỉnh cao nghệ thuật đối nhân xử thế của cổ nhân
-
Ngẫm 2 ngày trước
Để giành chiến thắng trong các "trận đấu cuộc sống" hãy ghi nhớ 3 bài học đắt giá từ Binh pháp Tôn Tử
-
Ngẫm 3 ngày trước
3 câu chuyện cười thâm thúy về cuộc sống, ẩn chứa bài học làm người "xương máu"
-
Ngẫm 4 ngày trước
Tuổi xế chiều cận kề, dù thương con đến mấy cha mẹ cũng đừng làm 4 điều này
-
Ngẫm 5 ngày trước
Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ
-
Ngẫm 5 ngày trước
Câu chuyện "ve sầu - chim nhạn" và bài học: Đức hạnh khiêm nhường mới là đỉnh cao của tu dưỡng
-
Ngẫm 6 ngày trước
Bài học quả bóng đập xuống sàn giúp cậu bé thất bại trở thành VĐV nổi tiếng, bác sĩ phẫu thuật hàng đầu
-
Ngẫm 7 ngày trước
Kiếp người ngắn ngủi, muốn tâm thanh thản hãy học 2 chữa "thì thôi"
0 Bình luận