Cho con tiền bạc không phải là tất cả: Những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm thường có 3 đặc điểm này
Trẻ không chỉ cần chu cấp về mặt vật chất, chúng còn khao khát được cha mẹ yêu thương, quan tâm. Thiết hụt tình cảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ.

Một đứa trẻ lúc nào cũng thích phản kháng, đối đầu với cha mẹ thực tế là để thu hút sự chú ý. Chúng luôn hi vọng bố mẹ sẽ quan tâm hơn đến cảm xúc của mình.
Điều này đến từ việc cha mẹ thường xuyên bỏ bê con, không đồng hành với con trong quá trình phát triển. Những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm chỉ cần để ý kỹ sẽ phát hiện ra ngay.
Trẻ nhút nhát, không thích giao tiếp
Đối với một đứa trẻ, gia đình chính là nơi an toàn nhất. Nếu cha mẹ luôn đồng hành, chia sẻ, con sẽ cảm thấy an toàn, tự tin, mạnh mẽ và lạc quan hơn.

Ngược lại, những đứa trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp, sống nội tâm và không thích kết bạn thường cảm thấy trong lòng bất an. Khi cha mẹ không đủ bao dung và quan tâm trẻ, chúng sẽ luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng. Trẻ càng ngày càng thu mình lại, không dám kết bạn vì sợ bị từ chối.
Trẻ bướng bỉnh
Những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm thường rất bướng bỉnh. Đây là cách để chúng ngụy trang việc bản thân đang bị tổn thương. Thông thường, những đứa trẻ này sống trong môi trường bố mẹ đã ly hôn hoặc quá bận rộn với công việc mà không quan tâm tới con cái.
Với những đứa trẻ này, hễ cha mẹ nói câu gì chúng cũng phản bác và bắt bẻ. Chúng biểu hiện theo kiểu bất cần, không quan tâm đến người khác. Thật ra đây chỉ là vỏ bọc che giấu nội tâm yếu đuối mà thôi.
Trẻ rất quan tâm đến cảm xúc người khác
Việc quan tâm đến cảm xúc người khác trong nhiều trường hợp là điều tích cực. Tuy nhiên, có những đứa trẻ lúc nào cũng chỉ lo sợ cái nhìn của người khác, sợ người ta đánh giá về mình. Chúng thường tự ti, ít giao du kết bạn. Đây chính là biểu hiện của đứa trẻ thiếu thốn tình cảm gia đình.
Bố mẹ nên làm gì để con cảm thấy được yêu thương?
Không phải lúc nào bố mẹ cũng phải kè kè bên cạnh con cái. Sự đồng hành của người lớn cũng cần phải có những kỹ năng riêng.

Khuyến khích, khen ngợi con nhiều hơn: Cha mẹ đừng bao giờ keo kiệt lời khen với con cái. Không phải cứ khen nhiều sẽ khiến con tự mãn, việc khen ngợi đúng lúc đúng chỗ sẽ khiến con vui vẻ và tự tin hơn, có động lực để ngày càng tiến bộ. Đồng thời, bố mẹ không nên đè nén sự tự tin của trẻ, không nên đặt ra những mục tiêu xa vời mà con không thể thực hiện được.
Dành nhiều thời gian cho con: Quá trình trưởng thành của trẻ không thể thiếu sự đồng hành của bố mẹ. Nhiều cha mẹ cứ viện cớ công việc bận rộn mà lạnh nhạt với con cái nhưng lại có thời gian để nhậu nhẹt, chơi game, ăn uống bên ngoài... Nhiều gia đình phó thác mọi chuyện cho người giúp việc. Họ không hề biết, tình cảm của cha mẹ mới là điều mà con cần nhất.
Giúp con tự tin: Việc trẻ có tự tin hay không đều do cha mẹ quyết định. Khi con cảm thấy mình được yêu thương, chúng sẽ trở nên tự tin, rộng lượng và dũng cảm. Vì thế, cha mẹ hãy thường xuyên cùng con chia sẻ, tâm sự, dành cho con những lời yêu thương và những cái ôm ấm áp.
Đọc thêm
Rõ ràng, việc đi làm, kiếm sống là để phục vụ cho cả cha mẹ. Việc bắt trẻ phải thấu hiểu, yêu thương và biết ơn khi bố mẹ đi làm không hề hợp lý chút nào.
Cha mẹ thông thái sẽ biết dạy con đúng đắn. Thay vì cho vàng cho bạc, họ sẽ trao cho con chìa khóa để đi đến thành công trong tương lai.
Cha mẹ nghĩ rằng bản thân đã dành những điều tốt nhất cho con cái, nhưng điều này có thực sự phù hợp với con? Đừng để trẻ trở thành một đứa trẻ bị xã hội đào thải khi trưởng thành.
Đừng vội đổ lỗi cho game hay điện thoại làm hư con, nhiều khi cha mẹ mới chính là nguyên nhân khiến con trở nên hư hỏng.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.