Người Piltdown: Pha lừa bịp nổi tiếng và kỳ công nhất trong lịch sử khoa học
Cho đến nay, vẫn còn không ít người tin vào Thuyết tiến hóa dù sự thật đã 'ngã ngũ' cách đây hơn nửa thế kỷ.
Vụ lừa đảo tinh vi, dễ dàng qua mặt những bộ não vĩ đại nhất thời điểm đó
Người Piltdown - Piltdown Man: Hộp sọ nổi tiếng của vượn có hàm chính là mắt xích còn thiếu trong quá trình tiến hóa của loài người từng được tìm thấy trong một hàng sỏi, tại một ngôi làng nhỏ ở nước Anh năm 1912. Phát hiện này thúc đẩy việc nghiên cứu về thuyết tiến hóa trong hàng thập kỷ, tuy nhiên sự thật lại vô cùng sốc khi Piltdown Man không phải là phát hiện vĩ đại mà thực chất là trò lừa bịp kỳ công và nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa học. Piltdown Man thực tế là hộp sọ của người ghép với hàm và răng của đười ươi đã qua mặt hầu hết các bộ óc vĩ đại thời điểm đó để tin rằng đây chính là tổ tiên của loài người.
Năm 1907, một công nhân mỏ ở Đức đã khám phá một xương hàm của người Homo heidelbergensis – giống người sống trong khoảng từ 200.000 – 600.000 năm trước đây, được coi là tổ tiên của cả người hiện đại và Neandertal. Điều này khiến các nhà tự nhiên học nước Anh cảm thấy mặc cảm bởi họ luôn muốn giữ vị trí dẫn đầu trong khoa học.
5 năm sau đó, Charles Dawson – một luật sư và thợ săn hóa thạch ở Sussex (Anh) cho biết, Arthur Smith Woodward – một nhà cổ sinh vật và cũng là bạn của ông đã khám phá ra một hộp sọ ở gần ngôi làng Sussex có nhiều phần người, có thể cạnh tranh được với H. heidelbergensis. Năm 1912, Smith Woodward và Dawson trình bày phát hiện của mình với hiệp hội địa chất London. Trong lần khai quật đầu tiên, họ tuyên bố phát hiện ra những mảnh vụn của 1 hộp sọ giống người, hàm dưới giống vườn, công cụ bằng đá và xương hóa thạch của động vật.
Sau 2 năm, nhóm tiếp tục tìm thấy răng ranh có kích cỡ nằm giữa kích cỡ của răng người và răng vượn. Tất cả răng và xương có màu nâu đỏ, Dawson và Smith khẳng định giống người này đã sống từ 500.000 năm trước. Thông tin này được Hội đồng nghiên cứu thuyết tiến hóa của Anh nhiệt tình đón nhận, gọi đây là giống người Eoanthropus dawsoni hay còn được gọi là ‘Dawson’s Dawn Man’ và Piltdown Man. Đây chính là ‘mắt xích còn thiếu’ của Thuyết tiến hóa mà các nhà khoa học vẫn luôn mong đợi.
Trong những thập kỷ tiếp theo, nhiều hóa thạch của người Hominin được tìm thấy ở Châu Phi, Trung Quốc, và Indonesia khiến Piltdown Man dần mất đi vị thế độc tôn. Mãi khi Dawson mất được 37 năm, trò chơi khăm này mới được đưa ra ánh sáng năm 1953.
Vụ lừa đảo khét tiếng nhất trong lịch sử khoa học
Năm 1953, hai nhà khoa học ở Đại học Oxford đã dùng phương pháp phân tích Flo phát hiện, những mảnh xương của Piltdown Man có nhiều độ tuổi khác nhau. Nói đúng hơn, chúng là hỗn hợp những mẩu xương người và xương vượn được ghép lại và sơn màu cẩn thận. Đến lúc này, trò lừa bịp mới bắt đầu bị phanh phui nhưng thủ phạm không thể xác định được chính xác.
Những nghi phạm chính gồm: Dawson và Smith Woodward, có cả Piere Teilhard de Chardin – một linh mục Dòng Tên người Pháp đã hỗ trợ quá trình khai quật; Martin Hinton - một tình nguyện viên làm việc cùng Smith Woodward. Thậm chí, cả Connan Doyle - tác giả cuốn truyện trinh thám nổi tiếng Sherlock Holmes cũng nằm trong diện nghi vấn.
Năm 2009, Isabelle De Groote - một nhà sinh vật nhân chủng học ở Đại học Liverpool John Moores, Anh cùng đồng nghiệp đã sử dụng công nghệ quét hiện đại và phân tích AND những mẫu vật gốc, sau đó so sánh kết quả chụp cắt lớp hàm dưới và răng của mẫu vật. Bà kết luận, tất cả hàm và răng đều của một con vượn có nguồn gốc ở Tây Nam Sarawak, trong đó một cái răng được cấu trúc lại sau đó trồng vào thất bại. Theo bà De Groote, thủ phạm rất có thể đã thu thập các mẫu vật từ các cửa hàng đồ cổ, gắn lên hộp sọ của Trung cổ sống cách đây khoảng 50.000 năm.
De Groote còn phát hiện ra chất bột trắng phủ lên hầu hết tất cả các mẫu xương nhằm tạo ra vẻ cổ xưa và lấp đầy những vết nứt mà thủ phạm đã sơ ý tạo ra; bên trong sọ trước và răng còn có những viên sỏi li ti được trộn cùng chất bột trắng để tăng trọng lượng của xương. Kết luận, có một sự thống nhất trong thủ đoạn chế tác sử dụng đối với các mảnh vỡ của Piltdown Man và rất có thể là sự dàn dựng của một chủ mưu duy nhất trong trò lừa đảo.
Nhiều khả năng kể đó là Charles Dawson bởi ông là một nhà địa chất nghiệp dư, một nhà khảo cổ học và nhà sử học; thường xuyên tham gia các cuộc họp của nhà nhân chủng học và nhà địa chất, có nhiều năm đi săn hóa thạch và có quyền hạn tham cứu những bộ sưu tập cổ vật cũng như có hiểu biết về những phát hiện thời kỳ tiền sử. Điều đáng nói, một vài mẫu vật khai quật sau này của ông ta cũng bị phát hiện là đồ giả. Thời gian trước, người này còn từng tuyệt vọng trong việc tìm kiếm sự thừa nhận từ Hội đồng Khoa học Anh.
Để đánh lừa các chuyên gia trong ngành, Dawson đã chỉ cho họ thấy những gì mà họ muốn thấy, tức là những hóa thạch phải được tìm thấy ở Anh. Theo Miles Russell - một nhà khảo cổ học tại Bournemouth (Anh), tác giả cuốn The Piltdown Man Hoax: Case Closed vào năm 2012 cho rằng, Dawson đã một mình thực hiện trò bịp này bởi có thêm người biết sẽ càng nguy hiểm và dễ bại lộ.
Dù nhiều năm trôi qua, đây vẫn mãi là bài học xương máu đối với khoa học mọi thời đại về việc quá vội vàng chấp nhận một cách giải thích trùng khớp với những gì mà họ đang chờ đợi nhiều khi sẽ dẫn đến sai lầm. Sau 41 năm vụ việc mới bại lộ, thời gian này đủ dài để nó tiêm nhiễm và làm hỏng nhận thức của nhiều thế hệ con người.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận