Con lợn ham ăn suýt thổi bùng chiến tranh Anh - Mỹ ở thế kỷ 19

Vào năm 1859, một con lợn ham ăn đi lạc đã suýt thổi bùng chiến tranh giữa 2 cường quốc Anh - Mỹ. "Cuộc chiến con lợn" cũng là sự kiện khó hiểu và khác thường nhất lịch sử.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vốn dĩ các cuộc chiến tranh trong lịch sử thế giới đều bắt nguồn từ mâu thuẫn đất đai, khoáng sản. Thế nhưng cũng có những cuộc chiến suýt bị khơi mào bởi những lý do rất lãng xét, chẳng hạn như "cuộc chiến con lợn". Nó bắt nguồn từ câu chuyện 1 con lợn ham ăn đi lạc. 

Wiki có viết "cuộc chiến con lợn" là một cách gọi khoa trương có phần chế giễu mà lịch sử và đa phần các tác phẩm nhắc đến với nội dung liên quan đến sự kiện 1859: Đó là việc tranh chấp lãnh thổ giữa Đế quốc Anh và Hoa Kỳ tại quần đảo San Juan. 

Trên thực tế, sự kiện này chỉ có thể dừng lại ở đôi từ "cuộc xung đột", vì đỉnh điểm của sự kiện 1859 tại San Juan chỉ dừng lại ở việc 400 lính Mỹ trú đồn trên đảo và một tàu chiến Anh nei đậu ngoài biển gần đảo San Juan. Và không có 1 tiếng súng nào nổ ra ngoài phát súng được 1 công dân Mỹ bắn chết con lợn. Và đó cũng là nguyên nhân gây ra cuộc xung đột nói trên.

Câu chuyện có lẽ bắt đầu từ năm 1848 khi hiệp ước Oregon được ký kết giữa Mỹ và Anh. Hiệp ước trên nhằm mục đích chấm dứt mối tranh chấp biên giới kéo dài giữa Mỹ và vùng Bắc Mỹ thuộc Anh (về sau là Canada), theo Historic – UK. 

Hiệp ước tuyên bố, biên giới Mỹ - Bắc Mỹ thuộc Anh sẽ được kẻ tại vĩ tuyến 49. Dù tất cả nghe đều có vẻ rất rõ ràng nhưng việc phân định ranh giới lại gặp phải một tình huống phức tạp đối với các hòn đảo ở tây nam Vancouver.

con-lon-ham-an-suyt-thoi-bung-chien-tranh-anh--my-o-the-ky-19
Bản đồ phân chia ranh giới tại vĩ tuyến 49 giữa khu vực thuộc địa của Anh và Mỹ vào thế kỉ 19

Theo nội dung hiệp ước, xung quanh khu vực trên, đường biên giới sẽ là đường thẳng đi qua "điểm giữa kênh chia cắt lục địa với đảo  của Vancouver". Song vị trí các hòn đảo xung quanh khiến việc xác định mốc phân chia trở nên vô cùng khó khăn. Một trong những đảo lớn và có vị trí chiến lược là San Juan. Vì thế, cả Mỹ và Anh đều tuyên bố chủ quyền với đảo này, thậm chí còn đưa dân đến sinh sống.

Vào năm 1859, số dân Anh trên đảo tăng đáng kể khi 1 công ty thành lập 1 trạm chữa bệnh cá hồi và 1 trang trại cừu trên đảo. Trong khi đó, một nhóm từ 20 - 30 người ở phía Mỹ cũng dần định cư, xây nhà, đưa ra đình đến ở trên đảo.

Một số tài liệu lịch sử chỉ ra, mối quan hệ giữa hai bộ phận người dân có quốc tịch khác nhau khá hòa hợp. Tuy nhiên, điều này không kéo dài lâu.

con-lon-ham-an-suyt-thoi-bung-chien-tranh-anh--my-o-the-ky-19-g

Đến ngày 15/6/1859, một con lợn ham ăn vô tình đi lang thang trên vùng đất của Lyman Cutlar - một nông dân người Mỹ.  Khi phát hiện ra con lợn này ăn vụng khoai lang trên đồng, Cutlar đã rút súng bắn chết nó trong cơn thịnh nộ.

Đáng nói, con lợn này lại thuộc sở hữu của một người dân Anh sống trên đảo. Anh ta tên là Charles Griffin, nhân viên của công ty Vịnh Hudson.

Con lợn ham ăn bị bắn chết là 1 con trong đàn lợn của Griffin nuôi trên đảo. Anh chàng này thường xuyên thả rông đàn lợn của mình để chúng được tự do đi lại trên đảo. Và cũng không phải lần đầu tiên chúng chạy vào vùng đất của Cutlar.

con-lon-ham-an-suyt-thoi-bung-chien-tranh-anh--my-o-the-ky-19

Khi Griffin phát hiện ra cái chết của vật nuôi, ông ta liền đến đối chất với Cutlar. Theo một báo cáo, hai người đã xảy ra tranh cãi gay gắt khi Griffin liên tục khẳng định Cultar tự phải có trách nhiệm để đống khoai tây tránh xa đàn lợn của ông.

Cutlar đã đề nghị trả cho Griffin một khoản tiền bồi thường 10 đô la cho con lợn chết song người đàn ông Anh kiên quyết từ chối. Thay vào đó, Griffin đã báo cáo vụ việc lên chính quyền địa phương Anh - những người đe dọa bắt giữ Cultar. 

con-lon-ham-an-suyt-thoi-bung-chien-tranh-anh--my-o-the-ky-19-97

Động thái của phía Anh khiến các công dân Mỹ ở trên đảo nổi giận. Họ lập tức đưa ra kiến nghị yêu cầu bảo vệ lên Quân đội Mỹ. Bản kiến nghị này được gửi đến tướng William S. Harney – một chỉ huy nổi tiếng có tư tưởng chống Anh mạnh mẽ vào thời điểm đó.

Không nghĩ ngợi nhiều, vị tướng này đã gửi ngay một đại đội 66 người thuộc Trung đoàn bộ binh số 9 của Mỹ đến San Juan vào ngày 27/7/1859. 

con-lon-ham-an-suyt-thoi-bung-chien-tranh-anh--my-o-the-ky-19-8
Tướng William S.Harney – người có tư tưởng chống Anh mạnh mẽ đã ngay lập tức cử quân đội Mỹ đến đảo San Juân khi hay tin người dân Mỹ bị đe dọa

Khi biết tin, James Douglas, vị thống đốc người Anh đã ngay lập tức trả đũa bằng việc gửi ba tàu chiến Anh đến khu vực này như một màn phô trương vũ lực.

Sau đó tình hình căng thẳng tiếp tục leo thang. Cả hai bên đều tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực. Song bộ binh của Hoa Kỳ vẫn án binh bất động dù số lượng đông hơn. 

con-lon-ham-an-suyt-thoi-bung-chien-tranh-anh--my-o-the-ky-19-7
Đô đốc Robert L. Baynes của Hải quân Anh – người đã từ chối tấn công vào lực lượng bộ binh của Mỹ, tránh cuộc chiến ngoài mong muốn của hai bên

Mãi đến khi Đô đốc Robert L. Baynes - Tổng tư lệnh Hải quân Anh ở Thái Bình Dương xuất hiện, vụ việc mới có diễn biến mới. Vị Tổng tư lệnh này có mặt, James Douglas đã ra lệnh cho Baynes chỉ huy quân đội của mình đổ bộ lên đảo San Juan và giao chiến với bộ binh số 9 của Hoa Kỳ. Song, đô đốc Baynes từ chối mệnh lệnh.

Cuối cùng sự việc đến tai cả hai phía Washington và London. Các quan chức ở cả hai bờ Đại Tây Dương đã bị sốc khi biết một cuộc tranh cãi về một con lợn dẫn đến sự tham gia của 3 tàu chiến, 84 khẩu súng và hơn 2.600 người.

con-lon-ham-an-suyt-thoi-bung-chien-tranh-anh--my-o-the-ky-19-5
Khu vực cắm cờ nước Anh bên trong công viên quốc gia Mỹ ngày nay, dấu mốc để kỉ niệm sự kiện hai nước suýt nổ ra giao tranh chỉ vì 1 con lợn

Lo ngại tình hình căng thẳng hơn, hai bên đã nhanh chóng đàm phán. Cuối cùng Mỹ và Anh quyết định mỗi bên duy trì sự hiện diện trên đảo cho đến khi đạt được thỏa thuận chính thức, với số lượng không quá 100 người. Người Anh đã dựng trại ở phía bắc hòn đảo, còn người Mỹ sống ở phía nam hòn đảo.

Đến năm 1872, một ủy ban quốc tế do Kaiser Wilhelm I – hoàng đế của Đức đứng đầu đã quyết định rằng hòn đảo hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ. Nhờ đó, tranh chấp xung quanh khu vực mới chấm dứt.

Ngày nay, người dân có thể đến tham quan các trại mà hai nước Anh và Mỹ dựng lên vào năm 1859 tại Công viên Lịch sử Quốc gia đảo San Juan như một cách để nhắc nhở về quá khứ.

Xem thêm: 9 bí ẩn khủng khiếp không lời giải đáp, số 3 đọc xong nổi da gà

Đọc thêm

Là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại còn nguyên bản, kim tự tháp Giza là niềm đam mê với con người trong nhiều thiên niên kỷ.

Kim tự tháp Giza và 4 bí ẩn nhân loại chưa thể giải mã
0 Bình luận

Kagami Numa là hồ nước thần thoại ở Nhật Bản. Khi mùa xuân đến, băng tan ra hồ nước giống như con mắt rồng nên được mệnh danh là "hồ mắt rồng".

Kagami Numa - hồ mắt rồng bí ẩn ở Nhật Bản, chỉ xuất hiện vào mùa xuân
0 Bình luận

Thời gian trị vì của các vị vua Hùng, thảm án Lệ Chi Viên, tác giả Nam Quốc Sơn Hà... là những bí ẩn lịch sử Việt Nam chưa có lời giải chính xác.

3 bí ẩn lịch sử Việt Nam đến giờ vẫn chưa có lời giải chính xác
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất