Ba cái "biết" cha mẹ nhất định phải dạy con: Quý hơn cho vàng cho bạc, con hưởng lợi cả đời không hết

Theo quan niệm văn hóa truyền thống, con người muốn tồn tại, phát triển lâu dài cần phải thuận theo Thiên lý, hành sự theo Thiên đạo. Với việc giáo dục con cái, cha mẹ cần phải lưu ý dạy con 3 điều cơ bản sau.

Thùy Nguyễn
18:00 13/03/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Biết cách ăn cơm

Từ cách ăn cơm có thể nhìn ra tu dưỡng của một người, từ đó thể hiện được người đó có lòng cảm ân với thiên nhiên, tạo hóa hay không. Vì thế, làm người phải có lòng cảm ân, kính cẩn với trời đất, thần Phật. Đầu tiên phải học cách biết ơn với những điều nhỏ nhặt, với từng bát cơm, hạt gạo, trân trọng đồ ăn không được lãng phí.

Sự biết ơn với từng bát cơm, hạt gạo thể hiện qua cách cầm đũa, tư thế ngồi ăn. Người xưa có câu "kính lão đắc thọ", cha mẹ nên làm gương cho trẻ, khi ăn cơm sẽ phải mời người lớn trong nhà trước. Người lớn chưa động đũa, trẻ nhỏ cũng không được tự ý ăn.

ba-cai-biet-cha-me-nhat-dinh-phai-day-con-1

Khi cha mẹ đưa bát đũa cho trẻ, hãy dạy trẻ dùng hai tay để cầm. Khi ăn tránh để bát đũa lộn xộn, không phải cứ thích món nào là có thể dùng đũa lật đi lật lại trên mâm trên bát. Có người thậm chí còn chọn hết những món mình thích ăn, để lại những món không ngon cho người khác. Đây là hành vi ích kỷ, thiếu lễ phép và tôn trọng người khác.

Yêu cầu trẻ khi ăn phải chuyên tâm, không thể vừa ăn vừa làm việc khác. Thời gian ăn cơm là khoảng thời gian quý báu gia đình được quây quần bên nhau, giúp tình cảm cha mẹ con cái thân thiết, sâu đậm hơn. Khi ăn, cha mẹ hãy cố gắng tạo một môi trường yên tĩnh, không nên vừa ăn vừa xem tivi hay nghịch điện thoại.

Cuối cùng, cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen ăn xong phải dọn dẹp bát đũa, lau dọn bàn, hoặc phụ cha mẹ rửa bát. Dần dần, trẻ sẽ học được cách tự lập, biết giúp đỡ mọi người, chia sẻ công việc nhà với cha mẹ.

Biết cách chịu khổ

Mạnh Tử cho rằng, chịu khổ là nền tảng để một người thành tài. Muốn tạo nên thành tự, con người phải chịu được khổ và áp lực. Mạnh Tử giảng: "Khi trời giao sứ mạng trọng đại cho người nào, nhất định trước hết phải làm cho ý chí của họ được tôi rèn, gân cốt bị mệt nhọc, làm cho thân xác của họ bị đói khát, làm cho họ chịu khổ sở nghèo túng, làm việc gì cũng không thuận lợi. Như thế là để lay động tâm trí người ấy, để tính tình người ấy trở nên kiên nhẫn, tăng thêm tài năng". 

ba-cai-biet-cha-me-nhat-dinh-phai-day-con-2

Nhiều cổ nhân cũng coi chịu khổ là một môn học bắt buộc để giáo dục thế hệ mai sau tu dưỡng đạo đức. Đối với họ, không chịu được cái thiệt nhỏ thì sau này phải chịu cái thiệt lớn, không chịu cái khổ nhỏ, sau này phải chịu cái khổ lớn. 

Nếu cha mẹ sợ con gái khổ, đứng ra chịu đựng thay thì chẳng khác nào tước đi cơ hội hình thành nhân cách tốt và phát triển năng lực của con. Muốn con cái hiếu thuận với cha mẹ, ngay từ nhỏ cha mẹ hãy dạy con phải biết nghĩ cho người khác trước tiên, để con chịu khổ một chút, để trẻ quý trọng sức lao động và rèn luyện ý chí của bản thân, biết cách trân trọng và cảm thông người khác. 

Thời thơ ấu và tuổi vị thành niên là giai đoạn tạo nên tính cách đời người. Có câu "thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận". Bởi vậy, ngay từ nhỏ cha mẹ nên ý thức tạo điều kiện để giáo dục trẻ tính chịu thương chịu khó.

Biết cách chịu thiệt

Vào thời Đông Hán, có một viên quan tên Chấn Vũ. Thời điểm đó, ông đang là tiến sĩ tại Thái học, là người trung thành và khiêm tốn. 

Có lần, hoàng đế cống nạp cho các quan nhân trong triều một bầy cừu, yêu cầu mỗi người lấy một con. Khi phân phát cừu, các quan viên phân cừu cảm thấy lúng túng, lo lắng bởi đàn cừu có con to con nhỏ, con béo con gầy. Nếu phân chia không đều sẽ bị so đo, dị nghị. 

Có người hiến kế làm thịt chia đều, người thì bảo bốc thăm may mắn. Sau một hồi, Chấn Vũ đứng dậy nói: "Theo tôi thấy, mỗi người cứ dẫn một con cừu về là được hay sao?" Nói xong, ông liền dắt một con gầy nhất mang về.

ba-cai-biet-cha-me-nhat-dinh-phai-day-con-3

Các quan đại thần thấy vậy đều vô cùng xấu hổ, liền thi nhau dắt con nhỏ hơn. Chẳng mấy chốc, cả đám cừu đều bị dắt đi hết, không ai phàn nàn gì. Khi đến tai hoàng đế Quang Vũ, Chấn Vũ được phong tước lên tiến sĩ. Nhìn chung, Chấn Vũ chịu thiệt thòi nhỏ để đạt được lợi ích to hơn.

Chịu thiệt thòi và nhẫn nhịn không phải là thua thiệt thật sự mà là một nước cờ thông minh, biểu hiện của người có tầm nhìn xa trông rộng. Chịu thiệt là phúc, từ cổ chí kim đều thế.

Đối xử tốt với người khác là tiền đề cho sự phát triển lành mạnh của nhân cách. Làm cha mẹ, đầu tiên hãy dạy con cách khám phá vẻ đẹp của người và việc quanh mình, yêu quý từng ngọn cây ngọn cỏ, đối đãi tử tế với mọi người. 

Cha mẹ hãy dạy con nhớ, đừng ganh đua trong mọi việc, chịu thiệt một chút, đứng vào vị trí của người khác để suy nghĩ vấn đề, dùng lòng khoan dung để giải quyết mâu thuẫn. Cuối cùng, dạy trẻ hiểu rằng: "Sống trên đời, độc tài ngang ngược là hành vi ngu xuẩn nhất, điều này chỉ khiến bản thân mất điểm trong mắt mọi người mà thôi".

Dạy trẻ chịu thiệt không phải là dạy trẻ nhất nhất vâng lời người khác, mà là dạy trẻ khiêm tốn, hiểu và bao dung người khác, đối xử với người khác bằng lý trí.

Xem thêm: Nghiên cứu 75 năm của Đại học Harvard: 5 thói quen xấu bào mòn trí thông minh của trẻ, cha mẹ cần loại bỏ ngay

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận