Ăn Bắc, mặc Kinh: Người Hà Nội xưa ăn mặc kín đáo nhưng đầy tinh tế

Câu ngạn ngữ “ăn Bắc mặc Kinh” ý chỉ nét đẹp về trang phục của người Hà Nội xưa với dấu ấn Hà thành cổ kính, thanh lịch cùng loạt ảnh về một thời để nhớ.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo thời gian, cuộc sống ngày càng thay đổi và trở nên hiện đại hơn, nhiều thứ và nhiều giá trị xưa kia đã bị cuốn trôi. Tuy nhiên, với người Thăng Long, Hà Nội thì dù có đi đâu, ở đâu, họ vẫn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ nét văn hóa qua việc dạy bảo con cái từ cách nói năng, đi đứng, ăn uống. Tất nhiên, không thể thiếu nét văn hóa ăn mặc mà họ luôn tự hào. 

Qua mỗi thời đại, cách ăn mặc của người Hà Nội lại thay đổi. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được nét thanh lịch. Nhiều chứng cứ khoa học cho thấy, người Hà Nội đã biết mặc đẹp từ thời Hùng Vương. Nhìn vào những hình ảnh trang trí trên trống đồng Cổ Loa cũng có thể hình dung được người Hà Nội khi đó trong trang phục ngày hội gồm: đầu đội mũ gắn lông chim, quần áo làm bằng lông chim. 

an-bac-mac-kinh-nguoi-ha-noi-xua-an-mac-kin-dao-nhung-tinh-te-2

Ngoài ra còn có hình ảnh đôi trai gái giã gạo, người con trai được miêu tả mặc khố, người phụ nữ được khắc họa trên cán dao găm mặc áo chẽn, bó gọn lưng ong, váy dài chấm gót, trên váy áo có nhiều hoa văn cực đẹp, thắt lưng ngang hông, đầu đội mũ cao và thắt dải ngang trán. 

Trong các triều đại phong kiến, trang phục có sự phân biệt giữa tầng lớp vua, quan và dân chúng. Nam giới thuộc tầng lớp bình dân với trang phục lao động thường ngày là đóng khố, nữ giới thì mặc váy cho tới thời vua Minh Mạng.

an-bac-mac-kinh-nguoi-ha-noi-xua-an-mac-kin-dao-nhung-tinh-te-3

Suốt gần 2 nghìn năm, trang phục bình dân gần như không có sự thay đổi. Tầng lớp quý tộc ở kinh đô Thăng Long – Đông Đô, trang phục khá cầu kỳ, trong sử sách cũng ghi chép vô cùng rõ ràng. Cụ thể, vào năm Canh Thìn (1040) thời Lý, vua xuống chiếu phát hết gấm vóc trong kho để may áo cho quan, từ ngũ phẩm trở lên sẽ được may áo bào bằng vóc.  

Năm Hưng Long thứ tám (1300) thời Trần, quy định kiểu mũ áo như sau: Quan văn đội mũ chữ đinh màu đen, tụng quan đội mũ toàn hoa màu xanh vẫn như quy chế cũ, ống tay áo của các quan văn võ rộng 9 tấc đến 1 thước 2 tấc. Các quan văn võ không được mặc xiêm, tụng quan không được mặc thường. 

Từ thời Lê trở về sau, trang phục quý tộc có quy định chặt chẽ hơn dựa theo phẩm hàm. Cụ thể gồm: Những quan văn võ từ nhất phẩm đến tam phẩm thì áo: xuân, hạ dùng sa tàu; thu, đông dùng đoạn tàu; đều màu huyền; khăn: hàng văn thì hai tao (vòng), hàng võ thì một tao. Các quan tứ phẩm áo được dùng sa và đoạn nhưng bằng hàng ta. Các thị nội giám khăn binh đinh, sau đổi làm khăn lục lăng. Các quan văn võ và nội giám được sung vào chấp sự, khi hành lễ và làm việc đều mặc áo thanh cát, đội mũ sa thâm. Quan văn khi vào hầu ở Nội các cũng mặc như thế.

an-bac-mac-kinh-nguoi-ha-noi-xua-an-mac-kin-dao-nhung-tinh-te-4

Thời cận đại, người Hà Nội rất chú ý tới cách ăn mặc. Họ chú trọng việc lựa chọn chất liệu quần áo. Khi đó, nhiều người ưa chuộng chất liệu may áo là the, đặc biệt là the dệt bằng tơ tằm, dệt thưa và nhuộm thâm. Đối với nữ, chất liệu may quần là lĩnh làng Bưởi, còn nam giới là lụa trắng làng Cổ Đô. Bên cạnh đó, còn có một số chất liệu vải cao cấp khác cũng được dùng là: sa, xuyến, là, xồi, đũi, nhiễu, băng… Đây đều là sản phẩm của các làng nghề Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận. 

Người dân ở phố nghề, buôn bán và lao động ưa quần áo màu thâm, trắng và nâu. Quần áo phải được nhuộm bằng củ nâu, thiếu nữ mới lớn thích nhuộm màu nâu non để tôn da, ông bà già lại thích nhuộm màu tiết dê. Thời đó, thợ may Hà Thành rất khéo tay. Điển hình như chiếc áo tứ thân khi mặc còn có thắt lưng bao xanh kèm theo. Nhiều người còn thắt “ruột tượng” thay cho thắt lưng để tiện đựng tiền và những đồ lặt vặt. Một số người còn đeo thêm xà tích bằng bạc đựng vôi ăn trầu ngay bên cạnh thắt lưng. Đôi khi, áo tứ thân còn có thêm vạt để cài khuy, bên trong là yếm trắng, yếm đào. 

an-bac-mac-kinh-nguoi-ha-noi-xua-an-mac-kin-dao-nhung-tinh-te-5

Người Hà Nội mặc đẹp, cái đẹp của sự nền nã, kín đáo mà không hề lòe loẹt hay phô trương. Trước 1954, phụ nữ trong những gia đình trí thức, tư sản bước ra đường là sẽ mặc áo dài. Ở những gia đình buôn bán người ra người vào liên tục, phụ nữ ở nhà cũng phải mặc áo dài. Đến Tết sẽ có áo khác đẹp và sang trọng hơn. Phụ nữ lao động hay mặc áo tứ thân mớ ba mớ bảy.

Đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, phụ nữ lớn tuổi trong gia đình tư sản trước kia làm quen với áo sơ mi thay cho áo tân thời. Áo dài gần như vắng bóng trong thời gian đất nước khó khăn, từ những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, bên cạnh những trang phục đã trở thành lễ phục như áo dài, vest, áo sơ mi, quần Tây, người Hà Nội còn sáng tạo thêm nhiều mốt quần áo mới. 

Cho tới tận ngày nay, dù nhiều thứ, nhiều giá trị đã thay đổi nhưng vẫn còn các thế hệ nơi Hà Nội 36 phố phường nối tiếp nhau giữ hồn túy đất Thăng Long văn hiến. Họ hòa nhập với các loại váy áo phương Tây trẻ trung, hiện đại nhưng cũng không rời xa nét Tràng An thanh lịch khu xưa. 

Xem thêm: Tết Hà Nội những năm 1990 cùng loạt ký ức khó quên: Khi tiếng pháo còn râm ran khắp phố lớn ngõ nhỏ

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Dự báo vào khoảng ngày 28/1 (tức 26 tháng Chạp) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc chịu tác động của một đợt không khí lạnh mạnh kết hợp với sự hoạt động của rãnh gió Tây trên cao duy trì nhiều ngày nên có mưa, mưa rào và có nơi có dông.

Dự báo thời tiết 7 ngày Tết Nhâm Dần 2022 ở Hà Nội
0 Bình luận

Tết nhà nội là bức tâm thư mộc mạc, đầy chân thành mà người mẹ gửi cho con gái của mình khiến người đọc phải ngẫm nghĩ về phận làm dâu.

Tết nhà nội – Bức tâm thư ấm lòng những ngày cuối năm
0 Bình luận

Đã là người Việt Nam, mỗi lần Tết đến xuân về đều không khỏi tâm trạng nhớ nhung về quê hương, đất nước, gia đình. Những ký ức về không khí Tết xưa tại Hà Nội như sống lại trong tâm hồn.

Hoài niệm những hình ảnh về Tết cổ truyền tại Hà Nội đầu thế kỷ 20: Tết của một thời đã qua!
0 Bình luận

Giữa không gian trầm mặc của những ngôi nhà cổ kính tại Đường Lâm, Hà Nội, hình ảnh cụ ông râu tóc bạc phơ cùng vợ và các cháu quây quần gói bánh chưng thật khiến người xem phải xao xuyến.

Chìm đắm trong không khí Tết xưa tại ngôi làng được mệnh danh là 'cổ trấn' của Hà Nội
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 04/05
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

PC Right 1 GIF
Đề xuất