Chìm đắm trong không khí Tết xưa tại ngôi làng được mệnh danh là "cổ trấn" của Hà Nội
Giữa không gian trầm mặc của những ngôi nhà cổ kính tại Đường Lâm, Hà Nội, hình ảnh cụ ông râu tóc bạc phơ cùng vợ và các cháu quây quần gói bánh chưng thật khiến người xem phải xao xuyến.

Anh Nguyễn Minh Tiến sống tại Hà Nội từng có dịp ghé thăm làng cổ Đường Lâm và ngay lập tức bị thu hút bởi những gian nhà cổ kính nhuốm màu thời gian. Tranh thủ đợt nghỉ Tết dương lịch vừa rồi, anh đã quyết định tới đây để thực hiện một bộ ảnh về ngày Tết cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam.

Để có được những bức hình chân thực, giàu cảm xúc nhất, anh Tiến cũng đã dành nhiều thời gian để trò chuyện, tâm sự cùng với những cụ già ở Đường Lâm. Các cụ ông, cụ bà trong trang phục truyền thống luôn nở nụ cười thân thiện và hiếu khách, giúp anh tái hiện không khí Tết xưa một cách trọn vẹn nhất.

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 45 km, làng cổ Đường Lâm trở thành điểm đến nổi tiếng được đông đảo du khách thập phương yêu thích. Năm 2006, Đường Lâm vinh dự trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta được nhà nước trao bằng di tích lịch sử văn hóa quốc gia.


Mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân trong làng từ trẻ em đến người già đều tất bật trang trí nhà cửa, chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh chưng là làm các món ăn truyền thống để đón năm mới.


Đây cũng là thời điểm du khách thập phương ghé đến rất đông. Họ thích chụp hình, ghi lại những khoảnh khắc mang đậm không khí Tết cổ truyền của làng quê miền Bắc, để gợi nhớ lại kỷ niệm tuổi thơ một cách gần gũi, thân quen.


Có nhiều lối vào làng cổ Đường Lâm, nhưng cổng làng Mông Phụ vẫn mang nhiều dấu ấn nhất. Đây là cổng làng duy nhất còn sót lại ở Bắc Bộ, được xây dựng từ năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong. Cạnh cổng làng là cây đa hơn 300 năm tuổi, tạo nên khung cảnh thực sự thanh bình và cổ kính.

Khi xưa ngời dân trong làng đã đào những lớp đá ong dưới lòng đất để xây nhà, tạo nên những ngồi nhà cổ kính bền vững trường tồn đến ngày nay. Khắc các con đường ngõ ngách đều được lát gạch sạch sẽ, hai bên là những bức tường đá ong màu vàng sâm, trở thành nét đẹp đặc trưng không ở đâu có được.
Xem thêm: Miêu Vương Thành Đồng Nhân - làng cổ hiếu khách ở vùng Tây Nam, Trung Quốc
Đọc thêm
Miêu Vương Thành hay còn gọi là Trại Miêu Vương, Miêu Vương Thành Đồng Nhân, Quý Châu. Trong hành trình du lịch Trường Gia Giới, Miêu Vương Thành là một ngôi thành cổ, điểm đến thú vị cho những ai muốn tìm hiểu văn hóa của người dân tộc Miêu.
Làng cổ ngàn năm tuổi Gò Cỏ chưa hề bị bão đô thị hóa nên vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ, chân chất hiếm có.
Nghe tin đất Đường Lâm vượng khí mạnh dễ sinh quân vương, Cao Bền vội vã từ bên Tàu sang dò xét, dùng pháp thuật trấn yểm nhưng thất bại. Sau cùng đất Đường Lâm vẫn sinh ra 2 vị anh tài. Một người là Bố Cái Đại Vương, người còn lại là "vua của các vua".
Tin liên quan
Vị vua Đường Lâm vẻ mặt khôi ngô đĩnh đạc, mắt sáng như chớp, dáng đi thong dong như cọp, lời nói duy dũng... Có lần, ngài một mình nâng cả chiếc vạc lớn khiến ai ai cũng kinh ngạc. Sức mạnh của ngài chẳng thua kém gì Sở Bá vương Hạng Vũ.
Với người dân Đường Lâm, giếng cổ mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa tâm linh. Hai giếng cổ đình Mông Phụ tượng trưng cho đôi mắt rồng thiêng liêng của ngôi làng...
Già làng Aur nói rằng, nỗi lo của người dân làng Aur bây giờ không phải là "cái ăn, cái mặc" mà là lo chuyện "dựng vợ, gả chồng" cho con cái. Bởi rất nhiều trai làng cao to, khỏe mạnh đang rơi vào tình cảnh "ế vợ".
Bài mới

Du lịch dịp Tết Nguyên đán dần trở thành xu hướng thịnh hành với nhiều người Việt những năm gần đây. Nếu bạn và gia đình đang tìm kiếm một điểm đến hấp dẫn, hãy đến với Bamboo Sapa Hotel để trải nghiệm không gian Tết truyền thống ấm cúng, sum vầy, thưởng thức món ăn đặc sản Tây Bắc và khám phá núi rừng Sapa.