Tết Hà Nội những năm 1990 cùng loạt ký ức khó quên: Khi tiếng pháo còn râm ran khắp phố lớn ngõ nhỏ

Tết Hà Nội những năm 1990 mang ý nghĩa trọn vẹn với những hình ảnh, mùi vị khó quên. Mỗi lần nghĩ lại, nhiều người đều cảm thấy bồi hồi, xúc động.

Thùy Nguyễn
12:00 07/12/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đối với những thế hệ 8x đổ về trước từng may mắn có cơ hội trải nghiệm Tết Hà Nội qua nhiều thời kỳ với sự thay đổi, phát triển rõ rệt. Trong đó, Tết Hà Nội những năm 1990 có thể nói là quãng thời gian đặc biệt nhất. 

Tiếng pháo râm ran ngày Tết

Pháo chính là “đặc sản” của ngày Tết xưa. Đó không phải là pháo hoa bắn trên trời đêm giao thừa mà là báo dây với tiếng nổ đùng đoàng vui tai. Cứ đến khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhà nhà cùng nhau đốt pháo tạo ra những tiếng nổ rộn ràng, khói mịt mù len lỏi mọi nẻo đường. Sở thích của những đứa nhỏ dịp Tết Hà Nội là bịt tai, ngửi mùi pháo, nghịch xác pháo màu hồng tím rơi bên nhà. 

tet-ha-noi-nhung-nam-1990-cung-loat-ky-uc-kho-quen-6

Tết Hà Nội những năm 1990 là dịp mong ước của bap lũ trẻ. Cứ gần Tết là vô cùng háo hức vì bố mẹ mua nhiều đồ mới, từ đồ chơi, đồ ăn tới quần áo mới. Tuy nhiên, tất cả đồ đều không được động trước, thử trước mà phải đợi đến Tết. Những ngày giáp Tết, các chợ tấp nập người bán người mua, từ cành quất, cành đào cùng ồn ã những bản nhạc xuân phát ra từ chiếc đài cassette nho nhỏ.

Tiền mừng tuổi 100, 200, 500 đồng

Buổi sáng mùng 1 Tết là thời điểm trẻ em háo hức nhất vì ngủ dậy sẽ được nhận tiền mừng tuổi của bố mẹ, họ hàng. Đến tết, chúng mới được ăn những món ngon như bánh chưng, thịt gà, nem rán, hành muối… Sau bữa cơm đầu năm mới sẽ là khoảnh khắc hồi hộp ngóng chờ xem người họ hàng nào sẽ “xông đất” nhà mình. 

tet-ha-noi-nhung-nam-1990-cung-loat-ky-uc-kho-quen-5

Sau đó là công cuộc nhận tiền mừng tuổi. Khi xưa, tiền mừng tuổi có khi chỉ là 100, 200, 500 đồng; ai làm ăn khấm khá lắm mới lì xì 1000, 2000, 5000 đồng. Khi đó, một bát phở bò chỉ có giá 5000 đồng, mỗi đứa trẻ chỉ cần có 100.000 đồng là đã nhiều lắm rồi, phải 2 tháng mới tiêu hết. Số tiền mừng tuổi hàng năm mỗi đứa chọn giấu một nơi, khi thì dưới gầm bàn học, khi thì trong hộp bút, cốc nhựa… Đứa nào “đen đủi” thì tiền mừng tuổi sẽ bị bố mẹ tịch thu hoặc “giữ hộ”.

tet-ha-noi-nhung-nam-1990-cung-loat-ky-uc-kho-quen-1

Tết Hà Nội những năm 1990, hầu như đứa trẻ nào cũng được bố mẹ bắt mặc áo ấm, đội mũ nồi nhỏ rồi mới cho đi chơi. Cả gia đình đèo nhau trên chiếc xe máy, đi qua những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt để thăm hỏi họ hàng. Tới mùng 4, mùng 5 Tết, lũ trẻ thường được bố mẹ đưa đi hồ Gươm, cầu Thê Húc, công viên Thủ Lệ để du xuân rồi chụp ảnh. Thời ấy, mỗi máy ảnh và mỗi cuộn phim chỉ chụp được 36 kiểu nên rất tiết kiệm. Ký ức về Tết Hà Nội những năm 1990 đó là “Tết đến để được chụp ảnh”.

tet-ha-noi-nhung-nam-1990-cung-loat-ky-uc-kho-quen-2

Đến tầm mùng 5 Tết quất đào bắt đầu héo và rụng dần. Những quả quất chín sẽ được cất trữ trong tủ lạnh để tra nấu hoặc thi thoảng pha cốc nước uống cho mát họng. Thời đó, một cốc nước quất thêm tí đường, vài viên đá lạnh đã là thức uống vô cùng sang chảnh rồi. 

Tết ngày càng lặng lẽ 

Từ năm 1995, pháo dây bắt đầu bị cấm khiến Tết Hà Nội cũng như giao thừa trở nên lặng lẽ hơn. Thay vào đó, pháo hoa chỉ được bắn ở một số điểm nhất định trong thành phố. Con người cũng ngày càng bận rộn với những công việc của riêng mình rồi quay ra than thở khi “không khí Tết ngày càng biến mất”.

tet-ha-noi-nhung-nam-1990-cung-loat-ky-uc-kho-quen-3

Xưa kia, đào quất giá rẻ nhà nào cũng có thì ngày nay, thú chơi đào quất cũng thể hiện cho đẳng cấp của mỗi gia đình, doanh nghiệp. Năm nào cũng thế, có những cây đào có giá lên tới cả chục, cả trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng. Khái niệm ăn tất niên cũng được mở rộng hơn, không chỉ với gia đình họ hàng mà còn ăn tất niên bạn bè, tất niên công ty, tất niên nhóm...

Ngày nay, mọi người nhiều khi không gặp được trực tiếp thì chúc mừng qua zalo, facebook. Người người, nhà nhà váy áo xúng xính checkin ảnh rồi đăng tải lên mạng xã hội. Tết Hà Nội ngày nay dường như chỉ còn phảng phất ở thời điểm trưa chiều 30 và sáng sớm mùng 1, mùng 2. Bây giờ, niềm vui ngày Tết những khi được quây quần bên gia đình đêm giao thừa xem Táo quân, nhận lì xì, cùng gia đình đi chúc Tết họ hàng...

Xem thêm: Những thực phẩm tốt cho sức khỏe ngày Tết

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận