9 triết lý đắt giá của Khổng Tử, hiểu càng sâu càng thành công

Khổng Tử để lại cho người đời những triết lý vô cùng đắt giá. Con người nếu ngẫm nghĩ, thấu hiểu và vận dụng vào cuộc sống chắc chắn sẽ sớm đạt được thành công.

Loan Nguyễn
10:11 13/07/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khổng Tử là ai?

Khổng Tử là danh hiệu tôn kính của người đời dành cho Khổng Khâu, tự Trọng Ni, nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất vùng Á Đông. 

Ông đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu các vấn đề về đạo đức và mối quan hệ của con người cũng như muôn vàn các khía cạnh khác của cuộc sống. 

Triết học của Khổng Tử nhấn mạnh sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, đối nhân xử thế trong các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người và các đức tính "Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín"...

Những triết lý của Khổng Tử được đúc kết có giá trị đến muôn đời sau, giúp phát triển con người và sớm nắm bắt được thành công.

Những triết lý đắt giá mà Khổng Tử để lại cho đời sau

Con người muốn đạt đến đỉnh cao sự nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân thì những lời chỉ dạy của cổ nhân, của những người đi trước nhiều kinh nghiệm luôn là bài học quý giá. Hãy cùng suy ngẫm về những triết lý Khổng Tử khuyên răn hậu thế.

khong-tu-de-lai-cho-hau-the-9-triet-ly-giup-su-nghiep-thanh-cong-1

Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại

Trên đường đời mỗi giai đoạn mỗi khác, chúng ta sẽ có phương thức phù hợp để phát triển bản thân. Con đường đi đến thành công có thể lúc nhanh, lúc chậm, lúc bằng phẳng, lúc gập ghềnh. 

Miễn là bạn đang tiếp tục tiến về phía trước, dù chậm như thế nào, cuối cùng rồi bạn cũng sẽ đạt được đích đến mình đặt ra. Hãy không ngừng nỗ lực trau dồi, hoàn thiện bản thân và kiên định với công việc mà bạn đã chọn.

Người ta chỉ không phạm sai lầm nếu như không làm gì cả

Khi bắt tay vào làm bất kỳ việc gì, chúng ta sẽ không tránh khỏi có lúc sai lầm. Cách con người đối mặt với sai lầm mới là điều quan trọng. Hãy nghe lời dạy: “Phạm phải sai lầm sẽ chẳng là gì cả trừ khi bạn tiếp tục nhớ về nó.”

Sai lầm không phải là tội lỗi khiến con người phải xấu hổ. Ngược lại, đây chính là cơ hội tuyệt vời để hoàn thiện bản thân, thay đổi cuộc sống con người. Hãy biết buông bỏ, tiếp tục cố gắng, không để sai lầm trong quá khứ ảnh hưởng đến suy nghĩ hiện tại.

Nhìn điểm tốt của người khác để học, nhìn điểm xấu của người khác để sửa mình

Khổng Tử nói: “Nếu tôi đang đi cùng với hai người, tôi sẽ xem mỗi người họ đều như là thầy của tôi. Tôi sẽ lượm lấy những điểm tốt của mỗi người rồi bắt chước. Và đối với những điểm xấu của họ, tôi sẽ sửa chúng ở bản thân mình”.

Cuộc sống muôn hình muôn vẻ, chúng ta sẽ có những thử thách, những trải nghiệm vô cùng khác biệt. Chúng ta sẽ có những câu chuyện muốn kể nhưng hãy giữ điều đó trong tâm trí. Khi im lặng, ta mới có thể lắng nghe, quan sát và học hỏi điểm tốt lẫn điểm xấu của người khác.

Luôn cố gắng hơn những gì bản thân có thể

Có câu: “Bất kể bạn đi đâu, hãy đi với tất cả con tim mình”. Trong cuộc sống, hãy cố gắng hết sức bởi đó là con đường duy nhất để bạn có thể tận hưởng tất cả những điều tốt đẹp nhất. 

Với một trái tim nhiệt huyết, chân thành, mọi cuộc hành trình của bạn sẽ có kết quả tốt đẹp. Đừng để mỗi chuyến đi đơn giản là một lần xê dịch, hãy biến nó thành một hành trình có giá trị.

Kết giao với những người bạn khiến ta ngưỡng mộ

Trong mối quan hệ bạn bè, hãy ghi nhớ: “Đừng bao giờ làm bạn với một người không tốt hơn mình”.

Con người có xu hướng trở nên giống với những người họ chơi thân. Chính vì thế, người bạn tốt hơn, có những phẩm chất khiến ta ngưỡng mộ và muốn học hỏi, sẽ thúc giục ta hoàn thiện bản thân.

khong-tu-de-lai-cho-hau-the-9-triet-ly-giup-su-nghiep-thanh-cong-2

Hãy như người thợ biết mài dũa công cụ của mình

Cuộc sống của mỗi người thành công hay thất bại phụ thuộc vào sự chăm chỉ của chính họ. Tuy nhiên, một người thợ sẽ khiến công trình của mình trở nên hoàn hảo khi anh ta biết mài dũa công cụ của mình trước tiên.

Khổng Tử dạy rằng: “Thành công phụ thuộc vào những sự chuẩn bị trước đó, và khi thiếu đi những sự chuẩn bị đó thì thất bại là điều khó tránh khỏi”.

Vận dụng lời dạy của Khổng Tử vào sự nghiệp, bất kể bạn làm gì, nếu muốn đạt được thành công, điều trước tiên là phải chuẩn bị thật kỹ càng.

Mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về hậu quả

Trong cuộc sống, chúng ta không tránh được những lúc nóng giận khi mọi việc không được như ý muốn. Solomon từng nói: “Người biết kiềm cơn giận còn mạnh hơn cả dũng sĩ”.

Lời khuyên của cổ nhân, khi cơn tức giận bùng lên, hãy nghĩ về kết quả, từ đó giúp con người kiểm soát được sự nóng nảy. Luôn luôn nhớ rằng phải giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp và suy xét đến những hệ quả sẽ đến sau đó.

Luôn có sự điều chỉnh phương thức hành động

Trên con đường đi đến mục tiêu của mình, có thời điểm bạn sẽ nhận thấy không thể đạt được đích đến kia, nhưng đừng vì thế mà vội vàng thay đổi cái đích, hãy thay đổi phương thức hành động trước đã.

Trong hành trình sự nghiệp, ghi nhớ việc làm chủ và giám sát tiến trình của bản thân để đảm bảo rằng bạn đi đúng hướng. Chắc chắn bạn sẽ gặp những chướng ngại vật, hãy linh hoạt ứng phó để không chệch hướng đi đến cuối con đường thành công.

Điều tốt đẹp thì không dễ dàng đạt được

Khổng Tử nói: “Thật dễ dàng để ghét và thật khó để có thể yêu. Đó là cách mà mọi thứ trong cuộc sống được sắp đặt để hoạt động. Những điều tốt đẹp luôn luôn khó đạt được, còn những điều xấu lại dễ dàng mắc phải”.

Chúng ta rất dễ để ghét một ai đó hoặc một điều gì đó. Chúng ta cũng không khó khăn trong việc chống đối người khác, bào chữa cho bản thân. Điều khó nhất, tạo nên động lực cho cuộc sống chính là sự tha thứ, yêu thương và cố gắng hết sức. Đó là chìa khóa giúp con người có cuộc sống hạnh phúc và thành công.

Xem thêm: Người khôn ngoan nói chuyện không nhiều lời, làm việc không trì hoãn, làm người có chừng mực

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận