Cách đơn giản nhất để nắm bắt tâm lý người khác không phải ai cũng biết
Thấu hiểu được tâm lý của đối phương trong giao tiếp mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Nếu muốn nắm bắt tâm lý người khác, bạn hãy áp dụng theo cách dưới đây nhé.
Chuyện bệnh nhân tâm thần nghĩ mình là cây nấm
Chuyện kể rằng, một ngày nọ, bệnh nhân tâm thần đột nhiên cảm thấy mình là cây nấm. Vì vậy, anh ta ngồi xổm trong góc phòng cầm ô, không ăn cũng không uống, cứ như thể anh ta là một cây nấm thật.
Anh ta không chịu ăn uống nên cơ thể ngày một yếu đi. Các nhân viên y tế đều rất lo lắng nhưng không có cách nào để cho anh ta ăn được.
Chứng kiến cảnh tượng này, một bác sĩ tâm lý đã nghĩ ra cách đó là cầm chiếc ô và ngồi xổm bên cạnh bệnh nhân. Một lúc lâu sau, bệnh nhân đột nhiên quay đầu lại, kỳ quái hỏi: “Ngươi là ai?”. Bác sĩ đáp: “Ta cũng là nấm”. Người bệnh gật đầu và tiếp tục làm nấm của mình.
Một lúc sau, bác sĩ đứng dậy đi lại quanh phòng, bệnh nhân hỏi ông: “Ngươi là là nấm thì làm sao mà đi lại được?. Bác sĩ tự tin trả lời: “Tất nhiên nấm cũng có thể đi lại được!”. Bệnh nhân thấy bác sĩ nói vậy nên cũng đứng dậy đi lại.
Sau đó, bác sĩ lấy ra một chiếc bánh hamburger và bắt đầu ăn, bệnh nhân hỏi: “Ngươi là nấm thì sao ăn được?”. Bác sĩ tự tin trả lời: “Tất nhiên nấm cũng có thể ăn được!”. Bệnh nhân thấy đúng nên cũng bắt đầu ăn theo.
Mặc dù vẫn nhận mình là nấm nhưng cuối cùng bệnh nhân cũng đã có thể ăn uống bình thường.
Câu chuyện trên cho ta thấy một điều, khi một người buồn bã hoặc khó chịu, điều anh ta cần nhất không phải là sự thuyết phục, huấn luyện hay hướng dẫn. Tất cả những gì anh ấy cần là một người có thể thấu hiểu, ngồi xổm xuống bên cạnh anh ấy, đơn giản và luôn đồng hành, cùng anh ấy “làm nấm”.
Hãy đặt mình vào vị trí người khác
Mỗi chúng ta luôn khao khát thấu hiểu bản thân và người khác. Cả thế giới của chúng ta đều nằm trong các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với các sự vật, sự việc, và đa phần chúng ta đều không ý thức, hoặc ý thức rất ít về chính mình và người khác.
Con người cho dù có mắc sai lầm nhưng không phải ai cũng chấp nhận rằng mình sai. Vì thế, chúng ta đừng nên kết án họ, sẽ chẳng có tác dụng gì. Thay vào đó, chúng ta có thể tìm cách hiểu họ. Chỉ những con người phi thường, khôn ngoan và bao dung mới có thể đi theo con đường này.
Đằng sau hành động và suy nghĩ của con người, luôn ẩn chứa nguyên do nào đó. Nếu chịu khó tìm hiểu, bạn sẽ nắm được chiếc chìa khóa chi phối suy nghĩ, hành động và tính cách của người ấy.
Khi bạn biết đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tránh được sự bực mình. Hiểu rõ được nguyên nhân, bạn sẽ không còn thắc mắc về kết quả. Hơn nữa, bạn sẽ có thêm sức mạnh và sự khéo léo trong việc giải quyết các vấn đề đó.
Chúng ta cho rằng người khác nghĩ hoặc cảm nhận về mọi chuyện như chúng ta, nhưng thực tế lại không như vậy. Chúng ta thường dùng góc nhìn của mình để hiểu người khác, nhưng góc nhìn của chúng ta thường rất khác với góc nhìn của người khác.
Có một chân lý rất đơn giản rằng, nếu muốn nắm bắt tâm người khác, trước tiên hãy đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu được cách suy nghĩ của họ.
Chúng ta thường khó cảm thấy thoải mái khi ở giữa những người lạ bởi lẽ não của chúng ta có cơ chế bảo vệ mình khỏi sự tiếp xúc xa lạ. Chính điều đó đã cản trở chúng ta trong việc kết bạn và làm quen với những người chưa quen biết.
Khi chính bạn tin rằng việc tiếp xúc với người mới không có gì là đáng sợ, bạn sẽ tỏ ra tự tin hơn trong giao tiếp và người ta cũng sẽ dễ có hứng thú với bạn hơn.
Trong cuộc đời, đôi khi chúng ta nên dừng lại, dùng hết tất cả năng lượng để thấu hiểu mọi thứ bên trong chúng ta, vì trong sự ý thức ấy chúng ta mới hy vọng sống một cuộc đời sáng suốt và tự do.
Xem thêm: Thấm thía lời dạy cổ nhân: "Nghèo không tin 3 việc, giàu không kết giao 2 người"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận