Câu chuyện "vì con" - Bố sẽ không tìm ai về làm mẹ kế của con, vì bố lo con sẽ tổn thương
Con ở với bố. Bố hứa với con “Bố sẽ không tìm người nào về nhà, làm mẹ kế của con, vì bố lo con sẽ phải chịu tổn thương!…”

Mẹ con cũng rời đi rồi. Trước khi đi, mẹ ôm chặt con khóc không ngừng, liên tục nói:” Mẹ xin lỗi con…!” Mẹ còn nói “Con đợi mẹ nhé, đến khi nào mẹ đủ khả năng nuôi con đến lớn, Mẹ sẽ quay lại dẫn con đi cùng…!”
Một thời gian sau, bố con yêu người khác rồi! Bố dẫn con đi gặp dì ấy, dì đối xử rất tốt với con, dì còn đảm bảo sẽ chăm sóc con, quan tâm con, không để con có chút cảm giác tủi thân nào. Rất nhanh, bố với dì kết hôn.
Rất nhanh, bố và dì sinh một em bé. Bố bảo con nhường hết đồ chơi cho em bé nhé, rồi sau này bố mua cho con đồ chơi khác…! Nhưng sau đó, bố lại quên mất, bố không mua cho con món đồ chơi nào nữa.
Bố đã phải xếp hàng rất lâu để mua món bánh mà em bé thích ăn, còn món con thích bố nói “Bố bận lắm, hôm nào rảnh bố mua cho con sau nhé!”
Em bé lớn rồi, một hôm em chạy đến nói với con, mẹ em dẫn em đi ăn kem ngon lắm, nhưng dặn em không được nói cho con biết. Đi công viên chơi, một bên bố nắm tay em, một bên bố nắm tay dì, còn con đi ở phía sau…
Sinh nhật em, bố nghỉ hẳn một ngày để dẫn em đi chơi, còn đi ăn rất nhiều món ngon nữa, thêm cả một đống đồ chơi mới. Con thì không có… Sắp nghỉ hè, bố bảo năm nay cả nhà mình đi du lịch nhé.

Con cứ háo hức mãi, chỉ mong hè ơi đến thật nhanh. Con muốn đi biển, muốn ăn hải sản, ngắm mặt trời lặn ở biển, con đã chuẩn bị rất nhiều quần áo thật đẹp để đi chơi mấy hôm liền. Nhưng cuối cùng, con vẫn không đi, vì bố nói con chuẩn bị thi lên cấp rồi, phải ở nhà ôn thi…!
Bố, dì và em đi du lịch rồi, một mình con ở nhà ăn mì tôm hoặc thức ăn dì chuẩn bị từ trước… Con và em cãi nhau, em chạy về phía dì, bố đứng trước mặt con, bảo con xin lỗi em đi, nhưng do em làm rách cuốn sổ của con mà.
Em khóc càng to hơn, bố mắng con càng lớn, giận dữ nói với con phải xin lỗi em ngay, đột nhiên con nghĩ, phải chăng bố đã thành bố của người khác rồi, vậy bố của con đâu rồi?!..
Bảy năm sau , cuối cùng mẹ cũng đã quay trở về thăm con. Con muốn đi cùng mẹ, rời khỏi đây.. nhưng mẹ không đồng ý.
Hóa ra, mẹ cũng đã kết hôn cùng một người khác, cũng đã sinh một em bé nữa, cũng trở thành mẹ của người khác mất rồi…!
Con mong sao con nhanh lớn khôn..! Con sẽ tự đi tìm cuộc đời riêng cho con…!
Xem thêm: Sau lưng mỗi công dân là Tổ quốc - Câu chuyện đầy tính giáo dục
Đọc thêm
“Điều con học được là, đừng quan tâm đến ánh mắt của người khác, hãy sống thật tốt và đi theo con đường riêng của mình...".
Khi ta buông bỏ được thị ρhi chăm chú làm công việc của mình thật tốt và đừng để ý đến những lời nói xung quanh thì thành công sẽ nhanh chóng được đền đáρ xứng đáng!
Biết đủ là đủ, cầu cho đủ thì bao giờ mới đủ ? Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thì bao giờ mới nhàn…
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.