Tống Giang và bài học lãnh đạo ngàn năm vẫn đáng để chiêm nghiệm: Võ công kém Hoa Vinh, trí tuệ không bằng Ngô Dụng nhưng vẫn đứng đầu 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc

Luận về võ công, luận về địa vị, luận về trí tuệ, luận về ngoại hình, Tống Giang không bằng Hoa Vinh, Lâm Xung, Quan Thắng, Công Tôn Thắng... nhưng vì sao người này vẫn đứng đầu 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc? 

Đỗ Thu Nga
16:00 06/09/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi còn trẻ, mỗi một lần xem "Thủy Hử" là một lần tôi đặt ra một câu hỏi trong đầu: Tại sao Tống Giang lại trở thành thủ lĩnh của Lương Sơn Bạc?

Luận võ công, Tống Giang thua kém Hoa Vinh và Lâm Xung.

Luận địa vị, Tống Giang không bằng Hô Diên Chước và Quan Thắng.

Xét về trí tuệ, Tống Giang cũng không bằng Ngô Dụng và Công Tôn Thắng.

Về ngoại hình, Tống Giang có nước da ngăm đen, lùn và béo, trông chẳng khác nào một phiên bản tinh tế hơn của Lý Quỳ. 

Nhưng 108 tướng của Lương Sơn đều bị thuyết phục bởi Tống Giang và nghe theo mệnh lệnh của vị sếp họ Tống này. Trong ba vị lãnh đạo của Lương Sơn, Tống Công Minh là người duy nhất khiến Lương Sơn phát triển thịnh vượng.

Khi lớn lên, trải qua biết bao thăng trầm của cuộc đời, tôi mới dần hiểu ra, thì ra, thành công cũng là một môn học.

Luôn giúp đỡ người khác kịp thời

Trên sông, Trương Hoành vốn đã hỏi Tống Giang muốn bị giết hay muốn tự mình nhảy sông. Tống Giang thở dài: "Không ngờ Tống Giang ta lại chết ở đây." Người lái đò Trương Hoành vừa nghe tới cái tên "Tống Giang" liền cúi đầu lạy.

Trên đường đến trại Thanh Phong, Tống Giang bị bọn côn đồ bắt giữ. Mọi người trong trại đun một nồi nước, định dùng Tống Giang để nấu canh giải rượu. Khi đao sắp đâm vào tim, Tống Giang lại thở dài: "Đáng tiếc Tống Giang ta lại phải chết ở đây." Yến Thuận vừa nghe thấy hai chữ "Tống Giang" liền lập tức cúi đầu.

Hai chữ "Tống Giang" giống như một tấm kim bài miễn tử.

Ở Sơn Đông, Tống Giang chỉ là một quan chức rất nhỏ nhưng lại nổi tiếng hào phóng, không tiếc tiền. Bất cứ ai gặp khó khăn, khi đến gặp Tống Giang, người đó nhất định sẽ được ăn ngon, trước khi đi thậm chí còn được đưa tiền và luôn được đính kèm thêm câu nói: "Không nhận nghĩa là không coi ta là huynh đệ."

Theo thời gian, Tống Giang nổi tiếng là người luôn giúp đỡ người khác kịp thời.

Sau này khi Tống Giang lên Lương Sơn, chỉ với cái tên của mình, Tống Giang đã thu hút được hàng chục anh hùng hảo hán. Vì sao? Vì đi theo Tống Giang nhất định sẽ có thịt ăn. 

tong-giang-va-bai-hoc-lanh-dao-ngan-nam-van-dang-de-chiem-nghiem

Sự giúp đỡ kịp thời ở đây không phải chỉ là lòng tốt, mà còn là tiền, là ngân lượng.

Võ Tòng bị lạnh nhạt ở trại của Sài Tiến, nhưng Tống Giang vẫn đối xử lịch sự với Võ Tòng, mua quần áo cho hắn, trước khi rời đi còn đưa cho hắn một thỏi bạc.

Tống Giang lần đầu tiên gặp Lý Quỳ, nghe nói hắn là tay cờ bạc giỏi nên trực tiếp đưa cho hắn mười lượng để đánh bạc, khi thua lại cho hắn thêm năm mươi lượng. Lý Quỳ đánh nhau với người ta, Tống Giang giúp hắn bồi thường hai mươi lạng, quen nhau chỉ mấy ngày nhưng đã cho hắn tới bảy mươi lạng bạc.

Khi những người này đến Lương Sơn, tất cả đều trung thành với Tống Giang.

Người xưa nói: "Tài tụ nhân tán, tài tán nhân tụ." Khi bạn chia sẻ lợi ích với người khác, họ tự khắc sẽ đi theo bạn, nhưng khi bạn chỉ giữ cái lợi cho riêng mình, người thân thiết tới mấy cũng sẽ rời đi.

Một câu chuyện khác: Thuộc hạ của Hạng Vũ tìm đến xin chức quan và tiền bạc, nhưng Hạng Vũ không cho. Hàn Tín tìm tới Lưu Bang muốn làm "vua giả của nước Tề", nhưng Lưu Bang nói: "Muốn làm thì làm thật, sao phải làm giả." Sau cùng, Lưu Bang thành công, Hạng Vũ chết.

Lợi ích, là sự ràng buộc và cũng là động lực.

Tiền có "tán", lòng người mới "tụ" lại với nhau.

Biết quan tâm đến lợi ích của người khác, biết cái gọi là đôi bên cùng thắng, chỉ khi đó, chúng ta mới có thể huy động được nhiều người và nguồn lực hơn để đạt được thành công.

Bao dung và cởi mở

Lương Sơn Bạc có ba vị thủ lĩnh là Vương Luân, Tiều Cái và Tống Giang. Có một sự khác biệt lớn giữa ba nhà lãnh đạo này, đó là khả năng bao dung và cởi mở.

Vương Luân không thể dung nạp những người có năng lực. Vương Luân là thủ lĩnh đầu tiên của Lương Sơn. Khi Lâm Xung đến muốn gia nhập, vì ghen tị với Lâm Xung, sợ rằng vị trí của mình sẽ bị tước đoạt, Vương Luân dùng mọi cách làm khó Lâm Xung, không cho hắn lên núi.

Sau này Tiều Cái tới xin gia nhập, hắn cũng không tiếp nhận.

Hỏa hoạn xảy ra, Vương Luân bị giết, Tiều Cái trở thành thủ lĩnh của Lương Sơn.

Vương Luân hẹp hòi, không có khả năng lãnh đạo nhưng lại ở địa vị cao, vậy nên, cái kết thảm nhất.

Tiều Cái không thể dung nạp người không phải hảo hán.

Vương Luân ghen tị với những người có tài năng, nhưng Tiều Cái lại khác.

Tiều Cái là người lương thiện và hào phóng, không từ chối bất cứ anh hùng hảo hán nào trên giang hồ.

Dưới sự lãnh đạo của ông, Lương Sơn Bạc dần dần thịnh vượng.

Nhưng khi Thời Thiên gặp khó khăn, ông lại nói "Người này lén lén lút lút, không phải anh hùng", từ chối cứu Thời Thiên lên núi.

Tiều Cái có giới hạn và tiêu chuẩn riêng của mình.

tong-giang-va-bai-hoc-lanh-dao-ngan-nam-van-dang-de-chiem-nghiem-6

Điều này cũng có nghĩa là ông cũng có những người mà mình không thể dung nạp.

Điều này dẫn tới một hệ quả rất nhiều người hơi kì quái không cách nào lên núi, tạo ra động lực cho sự phát triển của Lương Sơn.

Nhưng Tống Giang lại có thể dung nạp tất cả mọi kiểu người trên giang hồ.

Thời Thiên ở Chúc gia trang, vì trộm gà của ai đó mà bị bắt.

Tiều Cái không muốn cứu Thời Thiên vì cho rằng người này không phải quân tử, lén lén lút lút.

Nhưng Tống Giang không đồng ý.

Hành vi của Thời Thiên tuy không anh hùng cho lắm nhưng hắn lại được mệnh danh là bậc thầy trộm cắp trong thiên hạ.

Bẻ khóa, hắn đến và đi không dấu vết, sau này hắn chắc chắn sẽ là một người rất cừ trong việc dò thám thông tin.

Vì vậy, bất chấp sự can ngăn của Tiều Cái, Tống Giang vẫn cử người dẫn quân đi giải cứu Thời Thiên.

Đúng như dự đoán, sau này, Thời Thiên liên tục lập được những công lao to lớn.

Khi tấn công Tăng Đầu, chính Thời Thiên đã đánh cắp kế hoạch phòng thủ, giúp Lương Sơn dễ dàng chiếm được Tăng Đầu….

Tống Giang nói không sai, Thời Thiên chính là một cao thủ. Nếu không có tin tức của Thời Thiên, Lương Sơn không biết sẽ phải chịu tổn thất bao nhiêu quân.

***

Tào Tháo nói: Thời loạn thế, dùng người, trọng tài hơn trọng đức.

Khi còn trẻ, tôi luôn cho rằng thế giới chỉ có hai màu đen và trắng, rằng mọi thứ đều cần phải phân biệt rõ ràng đúng sai. Khi lớn lên rồi mới nhận ra rằng, cuộc sống thực ra có rất nhiều thứ đều là màu xám.

Nước trong quá sẽ không có cá. Núi không né đất đá nên có thể vươn tới đỉnh cao, một thái độ bao dung và một tâm trí mở là những đảm bảo tốt nhất cho sự thành công của một người.

Nghĩ rộng hơn, nghĩ sâu hơn

Khi ngày càng nhiều người tụ tập ở Lương Sơn, phương hướng phát triển tương lai của Lương Sơn dần trở thành một vấn đề lớn.

Tiều Cái là một người đơn giản, hắn cho rằng hưởng thụ và chia tiền là mục tiêu cuối cùng của Công ty Lương Sơn.

Nhưng Tống Giang biết điều này sẽ không thể kéo dài được lâu.

Lương Sơn càng mạnh càng bị quan binh chú ý tới.

Lương Sơn không có một nhà lãnh đạo đúng nghĩa, nên trước sự bao vây và đàn áp quy mô lớn của quân đội, họ sẽ chỉ có thể ngồi chờ chết.

Vì vậy, sau khi Tiều Cái qua đời, việc đầu tiên Tống Giang làm sau khi tiếp nhận chức thủ lĩnh chính là chuyển "Tụ nghĩa sảnh" thành "Trung nghĩa đường".

Với chữ "trung", tầm nhìn sứ mệnh của "công ty" cũng đã thay đổi từ việc tụ tập các anh hùng sang phục vụ triều đình.

Lương Sơn đã chuyển đổi từ một tổ chức cướp cấp cơ sở thành một nhóm có cương lĩnh và có quy tắc.

Nhờ vậy mà sau này mới có 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, mới có thực lực đánh lui Cao Cầu, mới có câu chuyện Chiêu an.

Sau đó, Tống Giang dẫn quân chinh phục Liêu Quốc, bình định Phương Lạp.

Quân dưới trướng bị thương vong nặng nề, nhưng họ cũng lập được nhiều thành tựu to lớn.

Nhiều người hoài nghi quyết định quy về triều đình của Tống Giang, cho rằng Tống Giang đáng lẽ không nên làm như vậy.

Nhưng ngược lại, nếu Tống Giang không làm như vậy, Lương Sơn có lẽ đã bị tiêu diệt từ lâu.

Nhà Tống chưa suy kiệt, Lương Sơn cũng không có được hảo cảm của nhiều người dân.

Đây là con đường duy nhất Tống Giang có thể đi.

Nếu không phải Tô thái úy, người chống lưng cho Tống Giang bị mất quyền lực, kế hoạch của Tống Giang có lẽ đã có một kết thúc viên mãn.

Có thể nói, với hướng đi của Tống Giang, 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc mới ra đời.

Người không có tham vọng, không có tầm nhìn, khó mà đạt được thành tựu.

tong-giang-va-bai-hoc-lanh-dao-ngan-nam-van-dang-de-chiem-nghiem-5

Đối với ván cờ cuộc đời, điều quan trọng nhất không phải là được hay mất một quân cờ, mà là nắm bắt được cục diện tổng thể.

Phàm là trong mọi việc, hãy nghĩ rộng hơn, nghĩ sâu hơn.

Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có đủ tự tin để đối mặt với tương lai chưa biết. ▽

Tống Giang làm quan chức đã lâu, dù chỉ là cấp thấp, tiếp xúc với không biết bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu loại người, nhưng lại là người tốt bụng, hào phóng, có tầm nhìn xa trông rộng.

Phải mất sáu bảy năm mới phát triển được một khu trại nhỏ từ vài trăm người lên tới gần 100.000 thành viên.

Phải đến nửa cuộc đời tôi mới nhận ra rằng nếu muốn đạt được điều gì đó, thứ người ta cần có là một tầm nhìn xa và một tấm lòng bao dung được vạn vật.

Khi tâm đủ rộng, con đường tương lai mới bằng phẳng, khi tầm nhìn đủ xa, đường đời sẽ rộng mở.

Xem thêm: Lý do Đường Tăng yếu đuối lại làm lãnh đạo và bài học về sức mạnh của tầm nhìn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận