Nữ CEO bỏ phố về Tây Ninh sống chậm, cải tạo trang trại cũ trồng rau, thu hoạch nặng trĩu tay

Bãi đất từ hoang hóa, sau 2 tháng đã được chị Kim Thoa cải tạo thành khu vườn ngập màu xanh. Nơi đây không chỉ cho chị đồ ăn sạch mà còn mang lại thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Về quê trồng rau nuôi cá để sống chậm

Với sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân, cách đây 7 năm, chị Kim Thoa (SN 1981, Giám đốc Công ty hóa mỹ phẩm ở TP.HCM) đã có khoản tiết kiệm kha khá để mua một mảnh đất ở huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

Chị Kim Thoa dự định sẽ chuyển về đây sống sau khi cảm thấy đã bươn chải đủ lâu ở thành phố. Trong vài năm qua, cứ mỗi khi có thời gian rảnh rỗi như nghỉ lễ hay cuối tuần, chị Thoa lại chạy xe hơn 2 tiếng rưỡi từ TP.HCM về Tây Ninh để trồng cây, hít thở không khí trong lành. 

Nu-CEO-bo-pho-ve-Tay-Ninh-song-cham-cai-tao-trang-trai-cu-trong-rau-0

Ban đầu, câu chuyện này chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi sau 1 tuần dài làm việc. Nhưng sau đó nó trở thành mục tiêu sống của chị Kim Thoa khi TP.HCM bùng phát dịch bệnh. Những thay đổi trong công việc, cuộc sống khiến chị Kim Thoa quyết định tạm gác lại tất cả, dọn về Tây Ninh tập trung làm "nông dân" trên mảnh đất rộng 2.000m2 của mình.

Nữ CEO chia sẻ: "Sau 20 năm sống ở Sài Gòn, tôi nghĩ mình cần một gap year (khoảng thời gian tạm nghỉ) để cân bằng lại tất cả. Dịch COVID-19 tạo ra không ít khó khăn nhưng cũng là thời điểm thích hợp để nhìn lại, nhắc nhớ và thúc mình thực hiện ước mơ rời phố về quê, trồng rau nuôi gà".

Nu-CEO-bo-pho-ve-Tay-Ninh-song-cham-cai-tao-trang-trai-cu-trong-rau-8

Từ bãi đất hoang hóa, sau 2 tháng miệt mài "cải tạo", giờ đây, mảnh đất của chị Kim Thoa đã ngập tràn màu xanh của cây lá, sắc đỏ sắc tím của đủ các loại hoa. Nữ CEO tâm sự, chị đã chi 70 triệu đồng để cải tạo đất, mua hạt giống. Bên cạnh đó, chị cũng sửa sang lại nhà khoa thành một ngôi nhà kiên cố, sơn quét cẩn thận.

Hiện nay, khu đất của chị Kim Thoa trồng đến 15 loại cây trái khác nhau như đậu biếc, mướp, bầu... Hầu hết đều là giống cây ngắn ngày, được trồng theo phương pháp hữu cơ, bón phân chuồng nên sau khoảng 2 tháng là bắt đầu cho thu hoạch. 

Nu-CEO-bo-pho-ve-Tay-Ninh-song-cham-cai-tao-trang-trai-cu-trong-rau-7

Khi nhắc đến thành quả của mình, chị Kim Thoa vô cùng hào hứng: "Cảm giác khi thu hoạch từng quả bí, quả mướp mình trồng thật sự rất thích. Muốn nâng niu, trân trọng hơn vì đó là thành quả của sức lao động và sự chờ đợi mà mình đã bỏ ra”.

Trước đây, do tính chất công việc mà chị Thoa thường thức khuya dậy sớm, sinh hoạt không điều độ. Nhưng kể từ khi chuyển về quê, chị bắt đầu quen với nhịp sống mới, có thời gian biểu cố định.

Sáng nào chị cũng dạy từ 6 - 7h nhờ tiếng chim ríu rít trong vườn. Sau khi dậy, chị vệ sinh cá nhân, làm bữa sáng, pha cà phê, ngồi ngoài hiên ngắm nhìn mảnh vườn của mình và thưởng thức.

“Chưa bao giờ mình được tự do như hiện tại. Giờ chỉ cần một cái nón, đôi ủng và vài dụng cụ làm nông là đã cảm giác như muốn làm gì cũng được”.

Làm nông dân không sướng nhưng thảnh thơi đầu óc

Trên mạng xã hội người ta thường nói, nếu ở thành phố mệt quá thì bỏ phố về quê trồng rau nuôi cá. Thế nhưng thực tế khác hẳn, về quê làm nông dân không đơn giản như chúng ta nghĩ. Chị Kim Thoa cũng khẳng định, đó chắc chắn không phải chuyện đơn giản.

Với một người chưa từng có kinh nghiệm làm nông, trồng trọt, chị Thoa từng gặp vô số khó khăn trong những ngày đầu tiên. Đặc biệt là khi làm một mình, thử thách như càng nhân đôi, nhân ba.

Dù có nhiều ý tưởng cải tạo bãi đất hoang thành khu vườn như mình mong muốn nhưng chị vẫn hoay hoay không biết bắt đầu từ đâu. Và cũng vì bế tắc trong khâu xử lý mà cuối cùng chị phải thuê người về hỗ trợ.

Nu-CEO-bo-pho-ve-Tay-Ninh-song-cham-cai-tao-trang-trai-cu-trong-rau-6

Ở quá trình lựa chọn giống cây, phương pháp trồng, chăm sóc, chị cũng gặp thất bại. Những lúc như thế, thay vì chán nản, nữ CEO lại tìm đến một vài người quen làm farmstay (kết hợp làm nông nghiệp với mô hình kinh doanh du lịch homestay) để hỏi xin kinh nghiệm.

“Khi ‘bỏ phố về quê’ dần trở thành xu hướng ở các nước, nhiều người thường xem các clip trên mạng và nghĩ rất đơn giản về cuộc sống làm nông. Nhưng thực tế, chuyện trồng rau, nuôi cá không hề dễ. Bạn sẽ phải bỏ đi mấy đôi giày kiểu cách, bộ quần áo bóng bẩy để làm quen với mùi mồ hôi, tay chân lấm lem trên bùn đất”.

Tuy vậy, theo chị Thoa, đổi lại những vất vả, cực nhọc trong lao động chân tay chính là cảm giác nhẹ nhàng, thư thái trong tâm hồn.

“Không còn những áp lực kiếm sống nơi phố thị, lúc này, niềm vui trở nên giản dị lắm. Một mầm cây vừa đội đất nhô lên, giàn mướp trổ bông vàng rực hay quả bí vừa thu hoạch nặng trĩu trên tay cũng đủ để mình mỉm cười”, chị Thoa chia sẻ.

(Theo Lê Vy/Zing)

Xem thêm: Cặp vợ chồng bỏ phố về quê, nghỉ hưu sớm năm 32 tuổi nhờ tiết kiệm tiền

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Làn sóng bỏ phố về quê làm farmstay đã tăng đáng kể từ sau mùa dịch năm 2021, bất chấp việc đây là phân khúc đầu tư khá đắt đỏ. 

Bỏ phố về rừng làm farmstay: Cuộc chơi chỉ dành cho các 'đại gia' tiền tỷ
0 Bình luận

Gần đây, ngày càng nhiều người trẻ Việt cảm thấy bí bách với cuộc sống bộn bề ở thành phố, nuôi mộng "bỏ phố về rừng" sinh sống, làm ăn.

Cơn sốt đất giữa những người trẻ Việt mong muốn bỏ phố về rừng: Đừng để vỡ mộng
0 Bình luận

Do dịch bệnh bùng phát, công việc giáo viên mầm non bị ảnh hưởng, 9x Nam Định Nguyễn Thị Ly quyết định về quê sinh sống, dạy vẽ miễn phí cho trẻ em.

Nguyễn Thị Ly: Cô giáo mầm non bỏ phố về quê mùa dịch, dạy vẽ miễn phí cho trẻ em ở Nam Định
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Nữ giúp việc đổi đời nhờ tính trung thực: Ông trời không phụ lòng người!

Sau khi trả lại nhẫn kim cương cho chủ nhà, cuộc đời của nữ giúp việc Lý Ngọc Quyên đã bước sang một trang mới, vừa có sự nghiệp, vừa có người chị thân thiết đồng hành, hỗ trợ.

Hải An
Hải An 21 giờ trước
Người đàn ông tình nguyện chăm sóc bạn gái mất trí nhớ suốt 10 năm

Gần 10 năm sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến bạn gái bị tổn thương não, trí tuệ như trẻ lên 5, Shen Lan vẫn ở lại chăm sóc cô, dù nghèo khó và gia đình hai bên phản đối.

Hải An
Hải An 29/06
Người đàn ông khuyết tay chân lập nên “kỳ tích” khi tự lái thuyền vượt biển Thái Bình Dương

Craig Wood (33 tuổi) - người đàn ông khuyết tật mất cả hai chân và tay trái vừa hoàn thành "kỳ tích" khi tự lái thuyền 7.500 hải lý trong 80 ngày, đi xuyên Thái Bình Dương.

Thanh Tú
Thanh Tú 28/06
Gợi ý đáp án môn Văn thi tốt nghiệp THPT 2025

Đề Văn thi tốt nghiệp THPT 2025 các thí sinh viết về 'vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc', giữa bối cảnh đất nước nhiều thay đổi lớn lao. Đây là năm đầu tiên đề thi Văn tốt nghiệp THPT dùng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa.

Hải An
Hải An 26/06
Cô bé 12 tuổi chế tạo chiếc khăn chạy bằng năng lượng mặt trời mang 'hơi ấm' đến với những người vô gia cư

Chứng kiến những người vô gia cư co ro trên vỉa hè trong cái lạnh thấu xương, cô bé Rebecca Young (12 tuổi) đến từ Học viện Kelvinside ở Glasgow đã thiết kế một chiếc chăn năng lượng mặt trời.

Hải An
Hải An 25/06
Về Việt Nam tìm cội nguồn, chàng trai vỡ òa khi gặp lại bố ruột sau 15 năm

Sau 15 năm xa cách, anh Nguyễn Thế Minh (35 tuổi) vô cùng xúc động khi gặp lại bố ruột ở vùng đất xa lạ cách Việt Nam khoảng 6 giờ bay. “Vẫn là dáng vẻ của bố như trong trí nhớ. Chỉ khác là, dù lâu rồi mới gặp lại nhưng mình không thể chạy đến ôm, thể hiện tình cảm với bố như lúc bé. Vì mình tôn trọng con đường tu hành mà bố đã chọn”, anh nói.

Hải An
Hải An 24/06
Cụ ông 75 tuổi hơn 30 năm miệt mài chạy xe máy, vượt hàng ngàn cây số để tìm bố mẹ đẻ cho con gái nuôi

Những ngày qua, câu chuyện cụ ông 75 tuổi ở Trùng Khánh (Trung Quốc) treo thưởng 5.000 NDT (khoảng 18 triệu đồng) để tìm bố mẹ đẻ cho con gái nuôi đã khiến cộng đồng mạng vô cùng xúc động.

Hải An
Hải An 19/06
Chú voi Đắk Lắk từ chối về rừng, ở lại trả ơn ân nhân cứu mạng

Hơn 9 năm qua, chú voi tên Gold là “con cưng” của các cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk. Câu chuyện về chú voi đặc biệt này luôn khiến người kể lẫn người nghe đều xúc động mỗi khi nhắc đến.

Hải An
Hải An 17/06
Chàng trai “thổi hồn dân tộc” vào những chiếc nón lá mộc mạc thân quen

Vì yêu thích văn hóa dân tộc, chàng trai trẻ Tiêu Tường Huy đã chọn rẽ hướng khỏi chuyên ngành kỹ thuật, theo đuổi con đường sáng tạo, bắt đầu hành trình “thổi hồn dân tộc” qua những chiếc nón lá thân quen.

Chân dung người đàn ông 'may mắn' nhất thế giới: Trúng số triệu đô sau 7 lần bị tử thần gõ cửa

Frane Selak, một thầy giáo dạy nhạc người Croatia, được mệnh danh là người đàn ông vừa may mắn nhất vừa kém may mắn nhất thế giới. Sau 7 lần lách qua lưỡi hái của tử thần, vận may cuối cùng cũng mỉm cười khi ông trúng giải độc đắc hơn 1 triệu USD vào năm 2003.

Cậu bé dầm mưa giữ cần cẩu cho bố mẹ biểu diễn mưu sinh khiến triệu người xúc động

Đoạn video quay lại một cậu bé 6 tuổi đứng trên ghế dầm mưa, tập trung điều khiển cần cẩu để nâng bố mẹ lên cao, biểu diễn nhào lộn mưu sinh đã khiến hàng triệu người xúc động.

Hải An
Hải An 13/06
Cụ ông giấu tên hào phóng quyên tặng 20 thỏi vàng cho thành phố

Mới đây tại Nhật Bản, một cụ ông 70 tuổi (yêu cầu được giấu tên) đã quyên tặng 20 thỏi vàng cho chính quyền thành phố Sakurai để cải thiện nơi sơ tán khi xảy ra thiên tai.

Hải An
Hải An 12/06
Phim hoạt hình của sinh viên Việt Nam tranh giải tại “Cannes của hoạt hình” ở Pháp

Phim hoạt hình “Sự tích Trần Thanh Dương” của Lê Đỗ Hải Châu (25 tuổi) tranh giải Phim tốt nghiệp hay nhất tại Liên hoan phim hoạt hình Annecy, được ví như "Liên hoan phim Cannes của hoạt hình".

Thanh Tú
Thanh Tú 11/06
Tác giả đề thi Ngữ Văn 2025 của Thượng Hải: “Có thể nhiều học sinh sẽ mắng tôi sau khi đọc xong đề”

Sau khi đề thi Ngữ Văn 2025 tại Thượng Hải, Trung Quốc nhận về nhiều sự quan tâm, ông Hồ Hiểu Minh - Giáo sư của Đại học Sư phạm Hoa Đông đã nói: “Có thể nhiều học sinh sẽ mắng tôi sau khi đọc xong đề, nhưng thực ra, nếu bình tĩnh suy nghĩ kỹ thì vẫn có khá nhiều điều có thể viết được”.

Hải An
Hải An 09/06
Đề thi Ngữ Văn 2025 tại Trung Quốc gây ấn tượng với sự giao thoa giữa văn học cổ điển và tư duy phản biện hiện đại

Đề thi Ngữ văn tại Trung Quốc năm 2025 tiếp tục thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, không chỉ bởi cấu trúc đa dạng mà còn vì những câu hỏi mang tính thời sự, khơi gợi tư duy phản biện sâu sắc.

Hải An
Hải An 09/06
Nhiều trường bỏ tổ hợp khối C trong xét tuyển Đại học khiến học sinh rối bời

Ở mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học đồng loạt điều chỉnh phương án, giảm mạnh hoặc loại bỏ tổ hợp khối C00 vốn là lựa chọn hàng đầu của thí sinh khối xã hội. Thay đổi đến ở phút chót này khiến nhiều học sinh rối bời.

Hải An
Hải An 05/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất