Mùng 5 tháng 5 là ngày mấy dương lịch 2023?
Mùng 5 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ) gắn liền với nền văn hóa nông nghiệp ở các làng quê Việt Nam. Vậy, năm 2023, Tết Đoan Ngọ rơi vào thứ mấy, ngày bao nhiêu dương lịch?
Mùng 5 tháng 5 là ngày gì?
Tết Đoan Ngọ là ngày lễ truyền thống của các nước phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Đài Loan. Tết Đoan Ngọ còn được gọi với các tên khác như Tết Đoan Dương, Tết diệt sâu bọ.
Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Nghĩa là nó được tổ chức vào giữa mùa hè.
Theo tiếng Trung, Đoan có nghĩa là mở đầu; Ngọ có nghĩa là khoảng thời gian từ 11h trưa đến 1h chiều. Vì thế, ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.
Với người Trung Quốc, lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần mặt trời nhất trùng với ngày hạ chí, ngày này là ngày cps tác dụng tốt đối với sức khỏe. Còn tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được gọi là Tết diệt sâu bọ, vì đây là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, dịch bệnh dễ phát sinh nên dân gian có nhiều tục trừ và phòng bệnh trong cơ thể và cộng đồng.
Ngoài ra, với người Việt, Tết Đoan Ngọ còn là dịp sum vầy đầm ấm. Đây là thời điểm quả trên cây vào độ chín, thu hoạch được. Người dân sẽ đem về rửa sạch rồi cúng bái ông bà tổ tiên. Với người Việt, Tết Đoan Ngọ cũng là một dịp để tưởng nhớ tổ tiên, thể hiện quan niệm uống nước nhớ nguồn.
Mùng 5 tháng 5 là ngày mấy dương lịch 2023?
Tết Đoan Ngọ (5/5) là ngày Tân Hợi, tháng Mậu Ngọ, năm Quý Mão. Theo lịch vạn niên, Tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào Thứ Năm, ngày 22/6/2023. Đây là ngày tốt cho việc tế. Tuy nhiên, ngày này gia chủ không nên tổ chức đính hôn, ăn hỏi, cưới giả, giao dịch...
Các giờ hoàng đạo trong ngày này bao gồm giờ Sửu (1h-3h), giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h), giờ Tuất (19h-21h), giờ Hợi (21h-23h).
Ngày Tết Đoan Ngọ là ngày Thiên Tặc - Xuất hành xấu, cầu tài không được. Đi đường dễ mất cắp. Mọi việc đều rất xấu.
Với những người có ý định xuất hành thì nên đi theo hướng Tây Nam để đón Thần Tài, hướng Tây Nam để đón Hỷ thần. Không nên xuất hành hướng Đông vì gặp Hạc thần.
Vì sao Tết Đoan Ngọ rơi vào Mùng 5 tháng 5 âm lịch?
Theo TS Trần Long, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), người Việt xưa ăn tết vào tháng 11 Âm lịch (gọi là tháng Tí). Vì thế, tháng 5 chính là giữa năm, cũng là lúc kết thúc vụ Chiêm bước vào vụ Mùa. Thời điểm này, người dân sẽ làm lễ cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên, ăn mừng mùa vụ thành công.
Theo phân tích của TS. Long, "Đoan” có nghĩa là bắt đầu, “Ngọ” chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ đến 13 giờ chiều). Đoan Ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”.
Do tính chất nghề trồng lúa nước buộc người dân ta phải quan sát thời tiết và có hướng trồng trọt phù hợp, do đó phong tục tết Đoan Ngọ ở Việt Nam được hình thành.
Người dân 3 miền ở Việt Nam ăn Mùng 5 tháng 5 có giống nhau không?
PGS. TS Phạm Ngọc Trung - nguyên Trưởng khoa Văn hóa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: Ở đồng bằng Bắc Bộ sử dụng cơm rượu nếp để diệt sâu bọ. Theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể.
Ở miền Trung, thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt nên vào Tết Đoan Ngọ, người dân thường cúng lớn để cầu mong sự yên bình, mùa màng bội thu. Đồng thời cũng là dịp các thành viên trong gia đình sum họp ăn uống linh đình.
Đối với mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung, họ sử dụng cơm rượu như một “công cụ” để diệt sâu bọ. Ngoài ra còn có thêm bánh tráng, chè kê và không thể thiếu bánh tro.
Cơm rượu là món ăn đặc trưng trong Tết Đoan Ngọ ở miền Nam, chúng thường được vo thành từng viên tròn, ăn kèm với xôi vò. Đó cũng là một màu sắc hết sức độc đáo của người dân Nam Bộ. Theo truyền thống của người miền Nam, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận