Mẹ hiền sinh con quý, con quý nhờ mẹ hiền

"Mẹ hiền sinh con quý" - câu nói đề cao vai trò. nhiệm vụ của người mẹ trong việc nuôi dạy con trở thành người tài, có phẩm chất tốt.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người mẹ đóng vai trò quan trọng trong những năm tháng đầu đời của con trẻ. Do đó, mỗi bà mẹ cần nhận thức sâu sắc về vai trò của mình, rằng: "Mẹ hiền sinh con quý" để từ đó có thể học tập người xưa cách nuôi dạy con và áp dụng để con cái có tương lai xán lạn.

Làm người tốt quan trọng hơn làm người giàu

Người xưa có câu "lấy đạo đức làm báu vật truyền gia thì gia tộc hưng thịnh trên mười đời. Lấy việc học hành (đọc sách) làm báu vật truyền gia thì đứng thứ hai, lấy kinh sách (Thi Thư) làm báu vật truyền gia thì đứng thứ 3. Lấy giàu sang phú quý làm báu vật truyền gia thì không quá 3 đời”.

Vậy nên, bảo trì phẩm chất đạo đức lương thiện là nền tảng vững chắc để gia đình kế thừa và phát triển hưng thịnh. 

Tích xưa kể rằng, khi con lên làm quan, mẹ của Thôi Huyền Huy dạy con: “Mẹ nghe thấy có người nói rằng, có con cháu làm quan, nếu như cuộc sống thanh bần, ắt đó là quan thanh liêm. Còn nếu tài vật dư dả thừa thãi, hưởng thụ xa xỉ, thì đó hẳn là tham quan. Điều đó rất đúng.

me-hien-sinh-con-quy-con-quy-nho-me-hien-5

Nhiều thân thích quan lại dùng tiền của phụng dưỡng cha mẹ, nhưng số tiền đó đến từ đâu? Nếu là tiền lương bổng thì còn tốt, còn nếu không, thì thử xem có khác gì so với phường giặc cướp? Con giờ đây ngồi mát ăn bát vàng, hưởng bổng lộc triều đình, nếu không thể tận trung vì nước, thanh liêm mà làm việc chính sự, thì làm sao xứng đáng với ân huệ của đất trời được?”.

Thôi Huyền Huy nghe theo lời dạy của mẹ, làm một vị quan thanh liêm, tận trung với nước thương dân như con, nổi tiếng trong sạch lưu danh hậu thế.

Chăm chỉ đọc sách

Cổ ngữ nói: “Kinh sách là thứ được kế tục nhiều đời”. Người có thể nuôi dưỡng thói quen đọc sách cũng chính là đem trí huệ của nhân loại vận dụng vào mình. Từ đó ắt đạt được thành công. Đứa trẻ ham đọc sách thánh hiền sẽ có tri thức, có tầm nhìn, có phong thái, biết sống thiện lương.

Trong lịch sử, Khuông Hành là điển hình của tấm gương nhà nghèo nhờ thông qua khổ học mà công thành danh toại.

Khuông Hành là học giả nổi tiếng thời Tây Hán. Ông được sinh ra trong một gia đình nghèo khó nên ngay từ khi còn nhỏ đã phải đi làm thuê kiếm sống. Ban ngày ông làm người ở cho một gia đình giàu có, đêm đến lại chăm chỉ đọc sách. Bởi vì nhà nghèo không có tiền mua dầu thắp đèn nên ông đã khoét một lỗ nhỏ ở tường nhà mình, nhờ ánh đèn của hàng xóm mà đọc sách.

Về sau, ông đến làm công cho một gia đình giàu có mà không lấy tiền công, chỉ để được đọc sách, vì nhà họ có một thư viện sách lớn. Nhờ chăm chỉ học tập mà học vấn của ông vượt trội. Sau này ông được đề bạt làm quan, từng làm đến chức Thừa tướng.

Tuy rằng phương thức học tập thời nay đã khác xưa rất nhiều nhưng tinh thần khổ học của họ vẫn đáng giá để chúng ta noi theo. 

Dạy con cách chọn người kết giao

Người mẹ hiền nhất định phải dạy con cách kết giao, chọn bạn. Chuyện xưa kể rằng, mẹ của Công Văn Bá - Lỗ Quý Kính Khương là người hiểu nhiều biết rộng, tinh thông lễ nghĩa. Có lần khi con đi học về, bà thấy bạn bè theo Văn Bá đi vào nhà, rồi từ bậc thềm đi giật lùi, tay cầm kiếm đứng thẳng, hầu hạ Văn Bá giống như đối với cha và anh vậy.

Kính Khương gọi con trai lại mắng rằng: 

“Ngày xưa khi Chu Vũ Vương bãi triều, dây buộc tất trên chân bị đứt, nhìn xung quanh không thấy ai có thể sai khiến được bèn tự mình cúi xuống buộc lại, do đó có thể thành tựu Vương đạo.

me-hien-sinh-con-quy-con-quy-nho-me-hien-4

Tề Hoàn Công có ba người bạn có thể tranh biện với mình, có năm vị hạ thần có thể khuyên can mình, có 30 người hàng ngày vạch trần sự sai lầm của mình, do vậy mà có thể xây dựng bá nghiệp.

Khi Chu Công Đán ăn cơm đã ba lần dừng lại, khi gội đầu dở cũng ba lần vén tóc để tiếp đãi người hiền, còn đem lễ vật đến hang cùng ngõ hẻm để viếng thăm hơn 70 người, do vậy mà có thể duy trì sự thống trị của vương thất nhà Chu.

Những người trên đều là những vị vua có tài năng bá vương mà chịu hạ mình trước người khác. Người mà họ giao du cũng đều giỏi hơn mình, cho nên bất giác họ cũng giỏi lên. Hiện nay con còn nhỏ, chức vị thấp. Người mà con giao lưu đều là người phục vụ con, rõ ràng là cứ như thế này thì con sẽ không có tiền đồ phát triển gì”. 

Văn Bá nhận sai, từ đó trở đi đều chọn thầy giỏi bạn hiền để phụng dưỡng, chọn những người tuổi cao đức trọng để giao du.

Biết áp dụng lý thuyết vào cuộc sống

Việc học rất quan trọng nhưng nhất định đừng quên, học phải đi đôi với hành. Khi chúng học làm người thiện lương thì cũng cần thực hành làm việc thiện. 

Để con trở thành đứa trẻ lương thiện, mẹ không chỉ kể cho con nghe những câu chuyện về thiện lương mà còn cùng con làm từ thiện. Từ thiện từ những điều nhỏ bé nhất. Chỉ có như vậy, mẹ mới nuôi dưỡng được tấm lòng nhân ái của con từ tấm bé.

Xem thêm: Cổ nhân dạy: Nhà nào có mẹ hiền, phúc ấm mấy đời con cháu!

Đọc thêm

Vượt cửa tử sau khi mẹ hiến thận, 9x Sài Gòn Ngô Thúy Phương Thanh quyết tâm làm việc nuôi cả nhà, rồi trở thành giám đốc khi chưa đầy 30 tuổi.

Vượt cửa tử nhờ quả thận mẹ hiến, 9x Sài Gòn lao vào làm việc nuôi cả nhà, trở thành Giám đốc khi chưa đầy 30 tuổi
0 Bình luận

Những người mẹ có đức tính tốt sẽ dạy được con ngoan con giỏi. Nguyên nhân bởi, con sẽ học được những tính cách tốt của mẹ, nhìn gương mẹ mà trưởng thành, lớn khôn.

Thầy giỏi không bằng mẹ hiền: 4 đức tính của người mẹ giúp dưỡng thành những đứa con ưu tú
0 Bình luận

Người mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy nên nhân cách của đứa trẻ. Người mẹ sở hữu những tính cách tốt sẽ tạo nên những đứa con tài năng và thành công trong tương lai.

Thầy giỏi không bằng mẹ hiền: Người mẹ có 4 đức tính này sẽ nuôi dạy nên đứa trẻ ưu tú
0 Bình luận


Bài mới

Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 giờ trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đề xuất