Mặt trái của câu nói "con hãy cố hết sức"

Bố mẹ thường nói "con hãy cố hết sức" để trẻ tự tin trước các nhiệm vụ khó. Song không phải đứa trẻ nào cũng thấy an tâm hơn vì câu nói đó.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhiều khi câu nói nhằm mục đích hỗ trợ có thể phản tác dụng và tạo ra áp lực không mong muốn, nhất là với những đứa trẻ đang sống theo chủ nghĩa hoàn hảo. 

Tiến sĩ tâm lý học Eileen Kennedy ở Princeton, New Jersey (Mỹ) từng gặp một nữ sinh trung học viết 15 trang tiểu luận dù giáo viên chỉ yêu cầu nộp ba trang. Cô bé chẳng thích thú gì chủ đề này nhưng gặp khó khăn trong việc kiểm soát tính cầu toàn và muốn "cố hết sức" theo lời bố mẹ.

"Thật không may, giáo viên đã cho nữ sinh này điểm A+, từ đó càng khuyến khích xu hướng làm gấp năm lần mức yêu cầu của cô bé", tiến sĩ Kennedy kể lại.

Bài tiểu luận xuất sắc nhưng cái giá phải trả chẳng hề rẻ. Tốn hàng chục giờ để viết xong 15 trang giấy, nữ sinh ấy kiệt sức cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. "Rốt cuộc, cô bé ấy nhận được điều gì từ nỗ lực quá mức cần thiết của mình", tiến sĩ Kennedy đặt câu hỏi.

Theo nữ chuyên gia, "hãy cố hết sức" là một câu nói có nhiều cách diễn giải. Phụ huynh mong muốn truyền đi thông điệp "con chỉ cần cố gắng là được" song đứa trẻ cầu toàn, hay lo lắng sẽ hiểu thành "con phải đạt kết quả tốt nhất có thể". Do đó, đứa trẻ dồn mọi nỗ lực để tạo ra sản phẩm hoàn hảo và vô tình tự đẩy bản thân vào trạng thái quá tải. Đến lúc quá mệt mỏi, không còn sức để đạt được những gì mà chúng tự cho là "tốt nhất", trẻ sẽ cảm thấy tuyệt vọng.

Những đứa trẻ cầu toàn, hay lo lắng nhìn nhận mọi công việc đều quan trọng và đòi hỏi nỗ lực như nhau. Tuy nhiên, không phải việc gì cũng cần cố hết sức.

Để trẻ không làm quá sức, phụ huynh nên hỏi con: "Công việc này đáng bao nhiêu thời gian?". Nếu thấy thời gian trẻ đưa ra chưa hợp lý, bố mẹ hãy điều chỉnh và giúp con hoàn thành công việc trong thời gian đó.

Ngoài ra, bố mẹ có thể trò chuyện với con về quy luật hiệu suất giảm dần. Những nỗ lực đầu tiên thường mang tới lợi ích to lớn nhất. Ví dụ, việc trẻ nhặt hết quần áo rơi trên sàn sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn về mặt thị giác dù chỉ vài phút. Tuy nhiên, nếu con dành hàng giờ gấp từng cái áo, cái quần thật phẳng phiu thì vừa tốn thời gian mà lại không đem lại thêm lợi ích to lớn nào.

Người cầu toàn đôi khi rất khó hoàn thành công việc vì họ luôn luôn nghĩ còn nhiều điều phải làm để đạt kết quả tốt hơn. Nhưng thông thường, những nỗ lực đó chẳng tạo ra nhiều giá trị.

mat-trai-cua-cau-noi-con-hay-co-het-suc

Với nhiều công việc, hoàn thành quan trọng hơn hoàn hảo. Đây cũng là điều mà trẻ em cần học bởi con người sẽ ít stress hơn nếu làm xong một việc thay vì vẫn còn hai nhiệm vụ dang dở.

Bố mẹ nên giảng giải cho con điều gì quan trọng và điều gì "có thì tốt, không cũng chẳng sao". Phụ huynh cũng có thể đề cập đến những áp lực mà cả con lẫn người khác phải chịu nếu trẻ làm một việc quá lâu. "Đứa trẻ nhiều khả năng sẽ không yên tâm khi kết thúc một công việc ở mức độ vừa tốt chứ chưa hoàn hảo nhưng cuối cùng, nó sẽ nhận ra mọi thứ vẫn ổn và Trái Đất vẫn quay", tiến sĩ Kennedy nói.

Tiến sĩ Kennedy cũng khuyên bố mẹ thay câu "hãy cố hết sức" bằng "hãy nỗ lực hợp lý".

"Nỗ lực hợp lý" phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ mức độ quan trọng của nhiệm vụ, thời gian trẻ có đến các công việc khác và tâm trạng của trẻ. Nỗ lực hợp lý tức là đưa ra các lựa chọn khôn ngoan dựa trên thực tế chứ không phải tiêu chuẩn trong tưởng tượng của chủ nghĩa cầu toàn. Câu nói này sẽ dạy đứa trẻ nhận biết hoàn cảnh và điều chỉnh năng lượng của mình.

"Học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên là một kỹ năng sống quan trọng", tiến sĩ Kennedy nói. "Cần thời gian để trẻ học cách xác định thế nào là nỗ lực hợp lý, nhưng đó là con đường dẫn trẻ đến cuộc sống hạnh phúc và hiệu quả hơn".

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Dạy con thành tài: Nhân phẩm và học vấn, cái nào quan trọng hơn?

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cổ nhân xưa nhất nhất quan điểm dạy con rằng: Phải luôn coi trọng đức, hướng thiện. Chỉ khi trở thành người có đức, sống có tâm thì mới thành công.

Cổ nhân dùng đức dạy con: Có đức mặc sức mà hưởng, mất đức là mất hết
0 Bình luận

Cha mẹ nuôi con giỏi chính là biết cách dạy con đạo lý làm người, nuôi dưỡng thiện tâm trong con, biết bao dung với lỗi lầm của người khác, biết chia sẻ khó khăn với người khác.

Cha mẹ hiền dạy con nhận phần thiệt, sống biết nghĩ cho người khác
0 Bình luận

Bố mẹ là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất của con cái. Tương lai con trẻ thế nào đều tùy thuộc vào cách giáo dục của bố mẹ.

Dạy con làm người lương thiện là bài học suốt đời của bố mẹ
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 24 giờ trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

Mẹ chồng nàng dâu – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn một năm, nhưng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không những không cải thiện mà còn xấu đi theo thời gian khiến tôi mệt mỏi vô cùng.

Lão Tử dạy: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt

Lão Tử dạy 3 bài học lớn: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt. Hậu thế lĩnh hội được thì sướng cả đời. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất